Lấy cảm hứng từ những mái vòm và họa tiết độc đáo của kiến trúc Hồi giáo cổ đại, đội ngũ kiến trúc sư của Ateliers Jean Nouvel đã hiện thực hóa bằng bảo tàng Louvre Abu Dhabi. Công trình đã sử dụng những vật liệu mang tính đương đại kết hợp kỹ thuật hiện đại.
Thông tin công trình:
- Kiến trúc sư: Ateliers Jean Nouvel
- Diện tích: 97000m²
- Năm hoàn thành: 2017
- Phối hợp sản xuất: to , Carrière du Hainaut , Debbas , EFP-ME-UK , Erco , Fischer , Lucibel , Nesite , Sonogamma , Troll , VetroTech Saint-Gobain , Zumtobel , Meyvaert , San Jose
- Thiết Kế Nội Thất : JND , Eric Nespoulous
- Địa điểm: Abu Dhabi, Ả Rập.
Theo lời của KTS Jean Nouvel, bảo tàng mở ra một “thế giới hòa quyện nhẹ nhàng giữa ánh sáng và bóng tối, thể hiện sự phản chiếu và tĩnh lặng”. Nơi đây mong muốn trở thành một phần của quốc gia, một phần của lịch sử, địa lý, không phải chỉ là một thực thể hữu hình nhàm chán, mang tính quy ước.
Sơ đồ cấu tạo bên trong bảo tàngMô hình mô phỏng lớp phủBên trong Louvre Abu Dhabi là những khối nhà bê tông trắng dùng để trưng bàyBảo tàng được thiết kế dựa theo kiến trúc Ả Rập truyền thống, bao gồm 55 khối nhà bê tông trắng. Bên trong chính là những phân khu trưng bày triển lãm. Chúng tạo thành mô hình “thành phố bảo tàng” nổi trên hồ điều hòa. Điểm nhấn đặc biệt là một mái vòm kim loại khổng lồ được ghép lại từ 8000 ngôi sao kim loại, tạo thành một “cơn mưa ánh sáng”. Khi đi vào trong bảo tàng, dưới mái vòm này, khách thăm quan sẽ quên đi nắng gắt của sa mạc.
Vào ban ngày, ánh sáng xuyên qua hệ thống lưới lọc mắt cáo bằng kim loại giống như những tia nắng chiếu qua lá cọ ở ốc đảo, khiến những khối nhà trở nên lấp lánh, lung linh hơn trên mặt nước. Hiệu ứng “cơn mưa ánh sáng” này là nhờ những ô hở mắt cáo trên mái vòm được xếp chồng lên nhau, được thiết kế với sự hợp tác của BuroHappold Engineering.
Các “ngôi sao” đang được công nhân lắp ráp tại nhà máyNhững tia sáng chiếu qua lưới tạo nên hiệu ứng đẹp cho không gianMái vòm có tổng cộng 9 lớp – một khung bằng thép kẹp giữa bốn lớp ốp bên trong và bốn lớp ốp bên ngoài. Bản thân khung thép có chiều sâu 5 mét và đường kính 180 mét.
Việc chế tạo mái vòm được phân nhỏ thành nhiều công đoạn bằng cách chia thành 85 khung nhỏ hơn với 11 hình dáng khác nhau, mỗi khung nặng từ 30-70 tấn. Những mảnh ghép “siêu khủng” này sau khi hoàn thiện được Waagner Biro, một nhà thầu chuyên về lắp ráp thép tại chỗ ráp lại bằng các tấm đế và bulong.
Trong giai đoạn xây dựng ban đầu, toàn bộ vòm kim loại được hỗ trợ bằng 120 cột thép tạm. Sau khi hoàn tất, mái vòm được nâng bằng kích thủy lực, chỉ giữ lại 4 giá đỡ cố định, mỗi giá đỡ cách nhau 110 mét, nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cấu trúc gần 8000 tấn. Những giá đỡ này được giấu bên trong các khối nhà triển lãm, tạo cảm giác mái vòm lơ lửng trong không trung. Độ cao mái vòm bên trong là 29 mét, tính từ tầng trệt đến mặt dưới tấm ốp. Điểm cao nhất là 40 mét so với mực nước biển và 36 mét so với mặt đất.
Một góc vô cùng ấn tượng trong bảo tàngChu vi mái vòm được cố định thêm bằng một giàn hình vòng cung tránh xô lệch, đồng thời cũng tạo nên tính thống nhất hình học và kỹ thuật. Mặt trên và mặt dưới của mái vòm được “dệt” thêm 7850 ngôi sao bằng nhôm, sản xuất bởi xưởng EFP chuyên chế tạo kim loại đặt trụ sở tại Dubai. Các cấu kiện bên ngoài được lắp bằng thép không gỉ, làm cho bề mặt được lấp lánh hơn. Để ngăn phản ứng ăn mòn của nhôm khi tiếp xúc với thép, giữa các chi tiết được chèn thêm miếng đệm cao su mà không làm mất đi tính thẩm mỹ,
Bằng cách sử dụng phần mềm mô hình tham số và bản đồ độ sáng, nhóm thiết kế đã xác định từng điều kiện ánh sáng cần thiết cho từng khu vực của bảo tàng. Đồng thời sắp xếp tỉ lệ của các ngôi sao kim loại cho phù hợp – cho phép ánh sáng lọt vào nhiều hơn ở không gian công cộng và bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật nhạy cảm với với ánh mặt trời.
Bao quanh là hồ nước nên Bảo tàng luôn mát mẻNgoài ra, mỗi lớp ốp xếp chồng lên đều được xoay theo mức độ khác nhau. Khi ánh sáng chiếu qua sẽ tạo nên nhiều hình dạng và mức độ khác nhau. Các kiến trúc sư đã xây dựng mô hình mái vòm theo tỉ lệ 1:2 tại chỗ để tinh chỉnh hiệu ứng này. Kết quả là tạo nên một bản hòa tấu ánh sáng vừa êm dịu vừa thay đổi theo thời điểm, như KTS Nouvel giải thích: “Nó truyền tải ý thức về thời gian, về sự vĩnh cửu. Mái vòm là một vật thể vũ trụ, không khác gì đồng hồ mặt trời, có thể dò đường đi của mặt trời”.
Bảo tàng Louvre Abu Dhabi rực sáng giữa hồ điều hòa khi đêm đếnNội thất trong mái vòm được trang bị 4000 đèn chiếu sáng. Trong mỗi đèn chiếu có một ống huỳnh quang trắng trong một lớp vỏ chống chịu thời tiết cùng các tấm tản nhiệt gắn sẵn để thích nghi với khí hậu sa mạc khắc nghiệt. Độ sáng của mỗi bộ đèn được điều khiển bằng các cảm biến ánh sáng trong phòng trưng bày nghệ thuật. Khi trời tối, những ánh sáng nhân tạo này biến bảo tàng thành “ốc đảo ánh sáng dưới mái vòm đầy ánh sao”.
Biên dịch: Vũ Hương| Nguồn: architizer
XEM THÊM:
- Khuôn viên mới ấn tượng của Google ở thung lũng Silicon
- Những cây cầu đi bộ với thiết kế sáng tạo, độc đáo trên thế giới
- Hai thái cực của Bảo tàng Lịch sử Quân sự ở Đức
- 6 tòa nhà công nghiệp trở thành công trình kiến trúc ấn tượng sau cải tạo
- Kiến trúc tôn giáo đương đại – Thêm những góc nhìn
Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more
Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more
Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more
Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more
Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more