Với một thắng cảnh thiên nhiên ấn tượng của Trung Quốc như Impression Liu Sanjie, bất cứ một thiết kế kỹ thuật nào cũng có thể phá vỡ sự tự nhiên vốn có của nó. Tuy nhiên, sự kết hợp của vật liệu tre đã biến nơi đây thật sự độc đáo, dung hòa giữa thiên nhiên và thiết kế từ bàn tay con người.

Thông tin dự án:

  • Địa điểm: Quế Lâm, Trung Quốc
  • Kiến trúc sư: LLLab.
  • Diện tích: 1900 m²
  • Năm: 2020
  • Hình ảnh: Arch-Exist
  • Nhóm thiết kế: Hanxiao Liu, Henry D’Ath, Lexian Hu, Alyssa Tang, Chaoran Fan, Luis Ricardo, David Correa
  • Nhóm quản lý dự án: GCPS Interior Decoration Finishing Ltd., Lihua Mi, Dalin Chai, Hao Zhang, Guoyang Wan
  • Nhóm xây dựng dự án: Yinghong Shao, Yanru Dong, Yingming Shao
%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-22.jpg

Impression Liu Sanjie, Yangshuo, Guilin – Địa điểm du lịch nổi tiếng được xem là một trong những thắng cảnh thiên nhiên ấn tượng nhất tại Trung Quốc. Nơi đây có cảnh quan xanh mướt bất tận bao quanh những ngọn đồi và tháp đá vôi hùng vĩ. Trước một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp như vậy, bất kỳ kỹ thuật thiết kế nào cũng sẽ có thể trở nên không tương thích và bất hợp lý. Dựa trên sự hiểu biết về địa điểm này, các yếu tố tự nhiên đã trở thành tiền đề để đội ngũ KTS phát triển ý tưởng thiết kế cảnh quan, đặc biệt là vật liệu tre trúc.

%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-36.jpg%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-35.jpg

Impression Liu Sanjie đã được thành lập và hoạt động 15 năm. Từ việc tham khảo hiện trạng cảnh quan địa phương, dựa trên điểm bắt đầu thiết kế của dự án, một ý tưởng giữ nguyên hầu hết các cấu trúc hiện có đã được đề xuất. Trọng tâm của thiết kế, quy hoạch mới sẽ tập trung vào việc áp dụng phương pháp nào để có thể duy trì cảnh quan hiện có mà vẫn làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên địa phương.

Hiện tại, những cụm tre lớn đang bao phủ hầu hết khu vực, tạo nên những cấu trúc hình ống và lá đan xen. Như vậy, để phù hợp với những gì có sẵn, nhóm kiến ​​trúc mới đã xem xét việc tận dụng những khóm tre sẵn có, cấu hình lại nó và tạo thành một không gian hoàn toàn mới. Ý tưởng thiết kế và thực hiện như vậy sẽ làm giảm bớt tác động của dự án đến môi trường tự nhiên hiện có, nhưng đồng thời cũng có tác dụng tạo ra cảnh quan mới lạ, thu hút khách du lịch đến với thắng cảnh Impression Liu Sanjie nổi tiếng này.

%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-37.jpg8_%C2%A9_llLab._%E5%8F%99%E5%90%91%E5%BB%BA%E7%AD%91%E8%AE%BE%E8%AE%A1.jpgSơ đồ phân tích %E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-39.jpg

Hiện tại, đêm diễn phục vụ du khách ở Liu Sanjie nằm tại hai khu vực phía hai đầu của đảo. Lối vào chùa nơi du khách ghé qua, và sân khấu chính nằm bên bờ sông Li ở đầu kia. Giữa hai điểm này rất ít có sự tương tác, bởi vậy chính ở nơi trung gian này, hai tập hợp kiến ​​trúc mới đã được thiết kế và xây dựng. Hệ thống đầu tiên có tên “Đèn lồng tre Weiyang”, là không gian cấu trúc đèn lồng làm bằng tre thủ công, nằm trong khu vực dọc theo lối vào của du khách.

Đây được xem như một không gian nghỉ ngơi, bán hàng trải nghiệm cũng như không gian sáng tạo để tạo ấn tượng về văn hóa của Liu Sanjie trước khi vào khuôn viên. Hệ thống thứ hai là “Phòng trưng bày nghệ thuật tre thủ công”, được tạo thành từ một lớp “lưới tre” đan bằng tay giữa các khóm tre, hình thành khu vực đi bộ có thể tránh mưa thường xuyên.

Sự tạo dựng và hình thành của hai hệ thống tre này không chỉ là thuộc tính sẵn có của chúng, mà còn là một loại cộng hưởng bên trong và bên ngoài, âm vang với chất liệu, chi tiết và cảm giác của môi trường tự nhiên xung quanh. Nó cũng liên tục truyền tải ý nghĩa của sự đổi mới từng lớp, để mỗi lớp được tiếp thêm sức sống mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.

%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-2.jpg

Khi du khách lần đầu tiên bước vào khuôn viên, dọc theo lối đi dẫn đến địa điểm biểu diễn sẽ thấy những chiếc đèn lồng tre nhỏ phát ra những ánh sáng lấp lánh. Khi đi ra xa, những chiếc đèn lồng nhỏ bỗng trở nên lớn hơn đến mức du khách đến Liu Sanjie cảm nhận thấy mình dường như có thể bước vào bên trong những chiếc đèn tre ấy. Ảo tưởng về thể tích do thị giác tạo ra khi hiện thực hóa ảo ảnh, tạo nên những cảm giác khác nhau về vật thể không gian khiến việc đi bộ đơn thuần trở nên vô cùng thú vị.

Những chiếc đèn tre kể cả mặt trong và mặt ngoài đều được kết bằng những thanh tre đẽo thủ công quấn vào thân trúc, mang vẻ đẹp tự nhiên. Khi quan sát kỹ hơn, người ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp ngẫu nhiên chỉ có thể được tạo ra khi một thứ gì đó thực sự được làm bằng tay. Vẻ ngoài hơi tối của khung tre cho thấy nó được nung với lửa để tạo ra hình bóng đèn lồng cong. Từng mảnh ghép được các đội thợ thủ công địa phương xâu từ nhiều sọc tre theo một hình mẫu ngẫu nhiên mà không cần keo hoặc đinh để giữ hình dạng của nó. Phương pháp sản xuất này thể hiện sự phức tạp, được tạo hình rõ ràng bởi bàn tay của con người và trực giác của họ.

%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-1.jpg%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-31.jpg

Trong ánh sáng ban ngày, bề ngoài của đèn tre nhìn rất chắc chắn với màu vàng của vỏ hòa quyện với màu xanh lá cây xung quanh. Vào ban đêm, vẻ đẹp đèn tre bỗng trở nên kiên cường hơn với một lớp vỏ xốp bao quanh. Bản thân đèn tre đã trở thành vật khuếch tán ánh sáng và biến đổi thị giác không gian cho du khách. Về tổng thể, khái niệm đèn lồng tre bắt nguồn từ cửa vòm và hình dạng giống như hang động được hình thành bởi những cụm tre đan xen trên không. Tuy nhiên, tình cờ khi nhìn ra xa, hình bóng đèn tre được vọng lại bởi những ngọn tháp đá của cảnh quan Yangshuo, Guilin trải dọc đường chân trời trước mắt.

%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-29.jpg%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-3.jpg

Trải dọc theo rìa đảo, những lán tre của “Phòng trưng bày nghệ thuật tre thủ công” nổi giữa những bụi tre rải rác, thoạt nhìn có vẻ như không dựa vào kết cấu hỗ trợ, chỉ có những bụi tre len qua lán tre hình tròn. Ẩn giữa những cụm này, các cột tre uốn lượn từ chân của chúng lên trên và vươn ra ngoài như thể “bắt chước” mô hình phát triển của tre thành một không gian mở hình tròn. Được hỗ trợ bởi các cột trong một mê cung ống, cấu trúc của tán cây trở nên hài hòa mà không hề lạc lõng.

9_%C2%A9_llLab._%E5%8F%99%E5%90%91%E5%BB%BA%E7%AD%91%E8%AE%BE%E8%AE%A1.jpgSơ đồ phân tích 5_%C2%A9_llLab._%E5%8F%99%E5%90%91%E5%BB%BA%E7%AD%91%E8%AE%BE%E8%AE%A1.jpgSơ đồ phân tích

Bề mặt đan của các dải tre trong “Phòng trưng bày nghệ thuật tre thủ công” kéo dài hơn 140 mét từ cổng vào, có hình dạng một cảnh quan đảo ngược và nhấp nhô với độ cao khác nhau. Đồng thời, bề mặt của lán tre hoàn toàn được làm bằng thủ công nên không đều giống như đèn tre. Nó được làm bằng những dải tre đan, mang đến cho du khách trải nghiệm cảm giác tưởng tượng và trôi theo sóng tre trong không gian; biến thời gian chờ đợi nhàm chán ban đầu thành trải nghiệm thú vị, một lần nữa mở rộng nhận thức của du khách khi được đi dạo trong bầu không khí trong lành trọn vẹn của môi trường tự nhiên.

%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-19.jpg%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-9.jpg

Ánh sáng ban ngày xuyên qua làn sóng đan bằng tre, tạo thành những vệt sáng lốm đốm trên mặt đất. Khi đi bộ dưới lán tre, ánh sáng mặt trời lọt qua lán và chiếu sáng đồng đều toàn bộ không gian. Nhưng khi ngước nhìn lên, chúng ta sẽ có một trải nghiệm thị giác bất ngờ: toàn bộ tán cây tỏa ra ánh sáng dịu nhẹ và ánh vàng rực rỡ. Khi màn đêm buông xuống, các tia sáng nhân tạo trong lán tre xuyên qua các khe hở của lưới tre để chiếu sáng xuống mặt đất một cách rõ nét và tập trung hơn. Hai lớp sóng ánh sáng trên cùng và dưới cùng được bao bọc bởi sóng ánh sáng thực và ảo, giúp trải nghiệm của du khách trở nên trọn vẹn hơn.

%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-40.jpg

Để tạo ra dấu ấn tinh thần cho Impression Sanjie Liu và tôn trọng môi trường địa phương tự nhiên, nhiều yếu tố cảm quan đã được xen kẽ một cách tinh tế vào nhiều phần của thiết kế: sự tích hợp của văn hóa dệt tay, sử dụng các dải tre và sự hòa nhập vào môi trường rừng tre tự nhiên. Địa hình nhấp nhô và đảo ngược của lán giữa các cột tre, cách thiết kế các cột cấu tạo âm vang, thậm chí chú trọng cả cách du khách di chuyển từ ngọn đèn tre này sang không gian khác. Kết hợp lại, những chi tiết tinh tế này đã mang lại cảm xúc và dấu ấn văn hóa tuyệt vời nhất cho du khách khi đến với Impression Sanjie Liu.

%E5%AD%98%E5%9C%A8%E5%BB%BA%E7%AD%91-%E5%BB%BA%E7%AD%91%E6%91%84%E5%BD%B1-6.jpg

Biên dịch | Hương Lan

XEM THÊM:

  • Vật liệu Tre – Câu trả lời cho kiến trúc xanh và bền vững
  • Vật liệu xây dựng truyền thống từ cây tre – giá trị đáng tôn vinh!
  • Nhà tre 6 tầng mãn nhãn tại Bali / Elora Hardy và cộng sự

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022