Từ lâu, dân gian ta có câu "Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng". Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu trong đời sống tâm linh của nhiều gia đình người Việt Nam.

Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình trong ngày Rằm tháng Giêng.

cung-155048175589244290935.jpg

Vào ngày rằm Tháng Giêng, người dân có thói quen đi lễ chùa, làm lễ cúng Phật, và mâm cỗ cúng gia tiên cầu bình an, may mắn cho người thân và gia đình. Ảnh minh họa

Năm 2019, rằm tháng Giêng rơi vào ngày 19/2 dương lịch. Các khung giờ hoàng đạo trong ngày này gồm: Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Bính Ngọ (11h-13h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h), Tân Hợi (21h-23h).

Theo chuyên gia phong thủy, thời gian làm lễ cúng Rằm tháng Giêng năm 2019 tốt nhất là vào giờ Bính Ngọ (tức từ 11h - 13h ngày chính Rằm 15 tháng 1 Âm lịch). Người xưa quan niệm rằng, thời điểm trên chính là khung giờ thần Phật giáng thế và chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Ngày, giờ cúng Rằm tháng Giêng có thể tùy biến linh động, tùy thuộc vào điều kiện cuộc sống của mỗi gia đình. Theo đó, gia chủ có thể làm lễ cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14/1 Âm lịch (tức ngày 18/2 Dương lịch). Ngày này có các khung giờ hoàng đạo để gia chủ làm lễ cúng Rằm gồm: Quý Tị (9h-11h), Bính Thân (15h-17h), Đinh Dậu (17h-19h).

cung2-1550481755895866106391.jpg

Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Ảnh minh họa

Theo tín ngưỡng văn hóa lâu đời, ngày rằm tháng Giêng là một ngày lễ quan trọng của người Việt. Là một nước thuần nông, tháng Giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mong một năm mùa màng bội thu.

Trong 12 cái rằm, rằm tháng Giêng mang nhiều ý nghĩa với nhiều tên gọi khác nhau như: Tết Nguyên tiêu, Nguyên tịch, Thượng nguyên...

Cách gọi này bắt nguồn từ sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và có sự kết hợp hài hòa với văn hóa bản địa. Với người Hoa, rằm tháng Giêng còn gọi là tết Nguyên Tiêu với lễ hội cúng Hoa Đăng. Trong những ngày này mọi người làm bánh trôi.

Lily (th)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022