le-tao-mam-16115497274141899092276.jpgNăm nay cần cúng Táo Quân vào ngày nào để đắc tài, sai lộc?

Những việc cần làm

Tạ mộ cuối năm là một phong tục tập quán truyền thống, thể hiện sự hiếu thuận, biết ơn, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên nên rất quan trọng trong mỗi gia đình, dòng họ, thường làm vào dịp giáp Tết. Có thể hiểu nôm na là con cháu ra mộ phần người thân đã khuất để lễ tạ thần linh, đắp thêm đất, sửa sang mộ... rồi rước vong linh gia tiên về đón năm mới.

Bên cạnh đó, tuy không có căn cứ khoa học nào chứng minh, nhưng có những nhiều gia đình Việt thấy trong nhà bỗng dưng bị điều tiếng, con cái ngỗ nghịch, ăn phải đồ độc, mắc bệnh điên cuồng, kiếp hại, hình trường, nhân khẩu bất an, sự nghiệp thất bại, gia sản hao hụt... là hay cho cả nghĩ tới việc mộ phần "có chuyện" và cần làm lễ tạ mộ.

ta6-1611664428263544187888.jpg

Cần dọn sạch xung quanh mộ. Ảnh minh họa.

tao-mo-cuoi-nam-16118157304521927887509-crop-16118157660461729685858.jpegNhững lưu ý khi tạ mộ mời ông bà tổ tiên, người thân về ăn Tết không phải ai cũng biết

Những việc cần làm trong lễ tạ mộ là:

- Cần dọn sạch xung quanh mộ phần, phát quang cỏ rậm, nhổ bỏ cỏ dại, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn tứ phía sạch sẽ… tỏ lòng thành kính. Nếu là mộ đất có thể đắp nấm cho đầy, rẫy hết cây cỏ dại mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ.

- Quan sát phần mộ, nếu thấy mộ nứt (nhất là mộ vùng trũng, thấp), hoặc có hiện tượng bị con vật đào hang, đào lỗ thì cần cải tạo sớm.

- Bát hương, chén nước, lọ hoa có nứt vỡ thì sắm lại.

- Kiểm tra xem có nước chảy vào phần mộ không, mộ táng ở đồng ruộng thì kiểm tra xem có khả năng xối vào mộ không.

Nhiều nhà tâm linh chia sẻ rằng, các vong linh ở nghĩa trang cần niệm Phật nhất, chỉ cần niệm 6 chữ "Nam Mô A Di Đà Phật". Khi thắp hương cho thân quyến hãy thắp hương cho các mộ lân cận (nếu có thể), tâm niệm Phật cầu nguyện, hồi hướng cho những vong linh sớm được siêu thoát.

- Cuối cùng là mời gia tiên về ăn Tết cùng con cháu.

ta4-16116644282571249957602.png

Tùy nhà và phong tục vùng miền mà sắm lễ tạ mộ khác nhau. Ảnh minh họa.

Sắm lễ tạ mộ

Lễ tạ mộ không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần hương hoa, oản quả, trầu cau, một ít vàng mã. Mâm cỗ chay hay mặn tùy vào từng gia đình nhưng đặt ở ban thờ Thần linh, chứ không đặt trực tiếp lên mộ phần (nhất là cỗ mặn) vì sẽ ảnh hưởng tới âm đức. Mọi thứ nên bày biện gọn mắt.

Tùy mỗi gia đình và phong tục từng miền mà sắm lễ tạ mộ khác nhau, nhưng chung nhất có thể sắm như sau:

- 10 bông hoa hồng đỏ tươi (không có thì dùng các loại hoa khác).

- 3 lá trầu, 3 quả cau có cành.

- Hoa quả, xôi, gà (gà giò hoặc trống thiến luộc nguyên con đặt trên đĩa xôi).

- Rượu trắng, gói chè, bao thuốc lá, bánh kẹo...

- 2 nến cốc màu đỏ.

- Tuỳ gia chủ có thể thắp vàng mã hoặc không. Nếu thắp vàng mã thì có thể sắm lễ: 1 cây hoa vàng hoa đỏ, 5 bộ (mũ, áo, hia) kèm 5 ngựa mã (mỗi con 1 màu), cờ lệnh, kiếm, roi. (một số nơi đặt trên lưng ngựa mã 1 lễ tiền vàng, có nơi đặt 10 lễ tiền vàng (đủ cả tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ... Quần áo mã tùy gia tiên là nam hay nữ, trẻ hay già mà sắm. Có thể dùng một ít vàng mã, nhưng không nên dùng nhiều vì lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Tất cả đồ lễ phải bày biện gọn gàng, nếu có bàn kê, mâm đỡ sẽ thêm trang nghiêm. Tùy điều kiện gia chủ mà thêm bớt lễ vật, nhưng quan trọng nhất là lòng thành tâm tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên.

Quan điểm của Chuyên gia Tam Nguyên (Công ty TNHH Kiến trúc phong thủy Tam Nguyên) cho rằng, nơi mộ phần không nên sắm lễ lớn bởi các vong linh xung quanh có thể quấy nhiễu. Các con cháu muốn dâng cúng gia tiên thì lễ tạ mộ xong mời các cụ về nhà đón Tết.

Tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng, nhưng các nhà tâm linh đều khuyên người dân tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh (đồ sát sinh nếu có thì không nên đặt trên mộ phần).

ta2-16116644282482015333116.jpg

Tạ mộ là dịp tưởng nhớ tổ tiên. Ảnh minh họa.

Những kiêng kị trong lễ tạ mộ

Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng con người), tạ mộ là dịp thể hiện hiếu đễ, tưởng nhớ tổ tiên, không nên "bóp bụng" chi quá nhiều tiền để đắp mộ to, bề thế hơn những mộ xung quanh. Nghi lễ tạ mộ nên đơn giản, không nên làm linh đình, không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.

Mộ phần, nghĩa trang là nơi dành cho người đã khuất nên mọi người cần trang nghiêm, tâm thành kính, vui vẻ, không có tạp niệm và không nên làm một số việc sau để tránh xui xẻo:

- Tránh đi tạ mộ quá sớm, hay quá muộn. Vì sớm quá thì sương gió, muộn quá thì tối và năng lượng xấu mạnh hơn. Thời tiết mưa gió, sấm chớp thì không nên đi tạ mộ.

- Trong dân gian có kiêng kị là không mặc quần áo quá sặc sỡ, kém kín đáo tới nơi mộ phần. Cũng tránh mặc màu đen vì nhìn xui rủi, dễ nhiễm âm khí.

- Không nên lo đốt vàng mã cúng gà vịt, xây mộ thật to... vì vong linh sẽ phải khổ sở lâu hơn trong cõi đó. 

- Không nên khóc lóc, kêu gào tên người đã khuất ở mộ phần vì theo các nhà tâm linh là không tốt.

- Không tùy tiện chụp ảnh ở nghĩa trang, lăng mộ, đặc biệt với người lạ. Không xâm phạm bia mộ. Không tổ chức tiệc tùng, vui chơi, nô đùa, ngồi lên mộ, nhảy từ mộ nọ sang mộ kia, giẫm lên, nhổ bọt, đá chân gạt đồ lễ... Cũng không nên tỏ thái độ bất kính, nói linh tinh, và nếu không phải là người đứng lễ thì cũng không nên đọc to họ tên người mất trên mộ (vì nhiều nhà ngoại cảm cho biết làm những việc đó về sẽ bị đau đầu, phải sám hối, uống thuốc mới hết).

- Trong lúc chờ đợi lễ bái tuyệt đối không tranh thủ ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở nơi tạ mộ vì năng lượng xấu dễ xâm nhập vào cơ thể.

- Không phải con cháu trong dòng tộc thì không nên đi theo, bởi dân gian quan niệm người ngoài họ tộc có thể làm trường khí hỗn loạn, là điềm xấu nên tránh.

- Không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

- Sau khi đi tạ mộ về không nên tiện thể vào thăm bạn bè, người thân vì năng lượng xấu có thể theo vào nhà họ (nếu cần có thể thăm hỏi trước khi đi tạ mộ).

- Đi tạ mộ về, mọi người nên bước qua lửa 3 lần, hoặc tắm nước gừng để xả năng lượng xấu bám vào người và quần áo…

Một số nơi kiêng không để tóc che trán vì sợ che ánh sáng mặt trời. Có nơi kiêng chồng mất chưa được ba năm thì vợ không đi tạ mộ để tránh ảnh hưởng đến vận khí của vợ, hoặc vợ cải giá thì người chồng sau có thể bị khắc chết, con cái yếu ớt, dễ yểu mệnh. Đó là quan niệm dân gian nơi nào có thì phải theo để không bị đàm tiếu, nếu địa phương đang sống không có những lệ này thì không phải làm theo.

Đối đãi với vong linh bằng tình yêu thương, lòng cung kính thì mình sẽ được đối đãi lại y như thế, sống hay mất, hữu hình vô hình gì thì cũng như nhau. Điều quan trọng trong việc tạ mộ là thể hiện lòng quý kính, tưởng nhớ người đã khuất, và nguyện làm những điều thiện lành, hồi hướng công đức cho họ.

Nếu gia đình không có điều kiện đi tạ mộ thì có thể rước gia tiên về đón năm mới theo cách: bày cỗ lên bàn thờ, đèn, hương hoa dâng cúng vào trưa (giờ Ngọ) ngày 30 Tết, rồi khấn Tổ tiên về dự hưởng Tết với gia đình.

Những người sau tuyệt đối không ham tài lộc âm phúc mà đi tạ mộ

Bởi những trường khí xấu dễ ảnh hưởng tới sức khỏe, dễ bị nhiễm năng lượng xấu mà sinh bệnh thời khí, phong hàn… rồi tâm lý sợ hãi có thể tự cho là bị ma tà quỷ quái quấy nhiễu mà trở thành "mồi" cho các chiêu trò mê tín, cho nên những người dưới đây được khuyên không nên đi tạ mộ:

- Tất cả phụ nữ có thai;

- Phụ nữ trong kỳ "đèn đỏ";

- Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi;

- Người già yếu, người đau ốm bệnh tật, sức khỏe không tốt...

Uyển Hương

n1-16108826634941041354640.jpgChuyên gia mách kế 'ba chiếc ghế' giúp các ông chồng thoát thế mắc kẹt mẹ chồng - nàng dâu
m5-1611033261322237997679.jpgNhiều người khốn khổ vì mẩn ngứa, dị ứng ngày đông giá lạnh và cách chữa dễ làm
3v-1610682996718420964758.jpgBệnh của vợ nhưng chồng rất... khó ở trong người

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022