Thông tin công trình:
- Đơn vị thiết kế:Khoa kiến trúc trường đại học Hongik.
- Địa điểm: 345-9, Seogyo-dong, Mapo-gu, Seoul, Nam Hàn.
- KTS chủ trì: Youngsoo Lee, Hyunho Lee, Yong Soon Chang, Kyung Sun Lee, Sooran Kim.
- Giám sát thi công: Sidam Architects- Shiweon Kim, Taeho Kim, Ungjae Lee, Boungcheol Jun, Yoojin Jeong, Jengyun Im, Sooyeon Kim
- Diện tích: 1261.83 m2.
- Năm thiết kế: 2018
- Ảnh: Namsun Lee.
- Thiết kế nội thất: Studio SAII – Sanghee Yoo, Eunyoung Song.
- Thiết kế cảnh quan: Jiin Choo(KB Kookmin Bank)
- Kỹ sư kết cấu: CGSPlan.
- Kỹ sư điện và cơ khí: Sungwoo EME.
- Thi công: Ean R&C.
Phối cảnh công trình
Nấc thang tuổi trẻ đã biến tòa nhà Seokyo (thiết kế bởi Space Group năm 1968) thành một trung tâm văn hóa cho giới trẻ. Ý tưởng của tòa nhà này là sự cống hiến cho cộng đồng như một không gian công cộng dưới dạng các bậc thang. Nhịp sống đô thị sẽ khuếch tán và hướng tòa nhà ngân hàng tư nhân này về phía thành phố Seoul đông đúc, ngột ngạt. Ý tưởng chính của thiết kế có thể được tóm tắt như sau:
Hướng tiếp cận chính.
Tính cộng đồng.
Xuất phát điểm của thiết kế là từ việc trong khu vực hoàn toàn không có nơi nghỉ chân tại các không gian công cộng. Ý tưởng tưởng cho tòa nhà là đưa yếu tốt hàng hiên và phục vụ như một không gian công cộng cạnh Đại học Hongik.
Chủ đích là làm cho thiết kế Nấc thang tuổi tẻ thành một địa điểm công cộng không chỉ mở ra cho một khu vực kín, mà là cả thành phố. Đồng thời nguồn tài chính được phục vụ cho quyền lợi của cả cộng đồng mà không phải một nhóm hoặc cá nhân riêng biệt.
Khu vực các nấc thang từ trệt đến lầu 1 là nơi tổ chức sự kiện và nghỉ chân, nơi hội họp hoặc các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ tự do.
Khu vực thang trong nhà.
Tính liên kết.
Tính liên kết của thiết kế Nấc thanh tuổi trẻ là sự kết hợp giữa kiến trúc và phương pháp luận, để tạo ra đặc điểm nhận dạng của công trình công cộng. Thiết kế tạo ra một không gian thang trong nhà và hai không gian thang ngoài trời thông qua việc chuyển hướng vế thang.
Nấc thang tuổi trẻ tạo được một vòng tuần hoàn liên tiếp từ hầm đến mái, thu hút vòng chuyển động của đô thị vào công trình. Ranh giới không rõ ràng đó đã hòa các không gian với nhau và làm cho tòa nhà liên kết chặt chẽ vòa thành phố. Các không gian liên kết đó là sự thể hiện của tính cộng đồng, hướng đến cái chung mọi người hơn là một không gian riêng tư cá nhân.
Tính lịch sử.
Lịch sử là những ký ức cần được tôn trọng và bảo lưu. Điều đó được thể hiện qua việc giữ lại mặt đứng tòa nhà để kết nối với những ký ức của thành phố. Mọi người có thể nhìn thấy thành phố qua sự phản xạ từ những dấu vết và khung cửa lịch sử. Các hành lang, cột kèo, tường gạch và sàn nhà đều được bảo lưu, cho phép khách tham quan trải nghiệm những vết tích từ quá khứ.
Phối cảnh công trình.
Tính linh động.
Khu vực thang trong nhà được trang bị màn chiếu linh động, được sử dụng như nơi trình diễn, rạp chiếu, café sách, nơi nghỉ chân và phòng đọc. Khu vực thang ngoài trời và tầng mái trở thành không gian đa năng: địa ngắm cảnh, thư giãn, biểu diễn, tiệc tùng. Tất cả đều phục vụ cho ý tưởng thu hút sức sống từ thành phố tiếp cận khu vực Hongdae.
Theo Archdaily
BD: PC | kienviet.net