Cỏ lúa mì được sản xuất khá nhiều, chủ yếu để bảo vệ sức khỏe cho mọi người bao gồm dạng viên nén, viên nang, chiết xuất dạng nước hoặc bột. Tuy nhiên, bạn có thể tự tay trồng lúa mì tại nhà để hoàn toàn yên tâm hơn khi sử dụng.

Nếu chưa có ý định trồng, bạn có thể xem xét lý do gần đây lại có trào lưu trồng cỏ lúa mì, đó là bởi vì khi uống nước cỏ lúa mì sẽ làm tăng số lượng tế bào máu đỏ, làm giảm huyết áp, kích thích tuyến giáp, giảm béo phì, hỗ trợ tiêu hóa, phục hồi độ kiềm trong máu, là thực phẩm giải độc mạnh mẽ, bảo vệ gan, ngăn chặn chất độc và nguy cơ ung thư, làm giảm mụn trứng cá, làm sáng da, chứa nhiều vitamin C và hàng trăm lợi ích tuyệt vời khác.

img20170726090519968.jpg

Nhận thấy lợi ích tuyệt vời của cỏ lúa mì, chị Phương (Văn Quán, Hà Nội) đã thử nghiệm và trồng thành công cỏ lúa mì ngay tại nhà.

269072197283060073630956300502670681623690n-1542774509887964390017.jpg

Chị Phương - chủ nhân của những khay cỏ lúa mì.

Chị Phương cho biết: Một chậu cỏ lúa mì sẽ cho thu hoạch sau 7-10 ngày. Với những ai dùng thường xuyên thì  nên trồng 5-6 chậu, gieo kế tiếp nhau. Mỗi lần gieo 2 khay và gieo cách nhau 1 ngày để đảm bảo cỏ được thu hoạch thường xuyên. Cỏ tránh ánh nắng trực tiếp nhưng lại rất cần ánh sáng buổi sáng sớm đến tầm 8giờ để quang hợp diệp lục.

Đầu tiên là ngâm hạt

Chị Phương thường ngâm hạt vào bát nước ấm 70 độ. Ngày thay nước 3 lan. Hạt nào nổi mà bóp tay thấy mềm nên bỏ đi. Sau khi ngâm hạt 1 ngày, đổ hạt ra rổ inox. Cho rổ hạt ấy vào cái âu vừa với nó. Đặt rổ vào cái âu. Sau đó đậy nắp vừa vặn lên rổ để tạo độ tối cho hạt. Để cả âu hạt đã được che tối như thế vào chỗ tối. Sau một ngày xả nước vào rổ hạt ấy 2-3 lần. Lưu ý nên xả sạch nhớt trên hạt nhưng nếu có mầm nảy cần nhẹ nhàng xả đến khi sạch. Sau đó lại làm lại động tác như trên. Cho rổ hạt đã đậy vào chỗ tối. Đến khi hạt nảy mầm có thể mang ra gieo.

img20170726090520281.jpg

Chọn hạt đều, mẩy.

Chuẩn bị khay

Chị Phương thường dùng khay nhựa có kích thước 40x30cm không đục lỗ cạnh chậu nhưng có lưới thoát nước. Một khay gieo khoảng 2 lạng hạt. Chị trải lớp xơ dừa mỏng xuống đáy và phun ẩm cho xơ dừa.

img20170726090520562.jpg

Có thể dùng khay nhựa.

Cách trồng:

Trải đều lớp hạt đã nảy mầm lên trên. Phủ lớp mỏng xơ dừa lên trên cùng và phun ẩm. Lấy 1 miếng đậy được miệng chậu lại giúp hạt nhanh nảy mầm hơn. Để vào chỗ khuất sáng. Nếu không tiện di chuyển khay gieo thì có thể để chỗ cố định nhưng đậy nắp lại. Mỗi ngày cố gắng phun ít nhất 1-2 lần.

Nếu phun được 1 lần thì nên phun đẫm nước vào buổi sáng. Sau khi hạt nảy mầm phải để cỏ nơi có ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để quang hợp diệp lục.

img20170726090520859.jpg

Rải đều hạt lúa mì đã nảy mầm lên trên đất.

img20170726090521140.jpg

Phủ lớp xơ dừa mỏng lên trên.

 Thu hoạch

Cỏ cắt xong phải được xay luôn. Nếu không sau khi cắt bảo quản trong tủ lạnh được 2 tiếng phải bỏ ra xay ngay để đảm bảo chất dinh dưỡng.

img20170726090521437.jpg

Khi cỏ lúa mì đã tốt có thể cho thu hoạch bằng cách dùng kéo, dao sắc để cắt.

img20170726090521718.jpg

Rửa sạch và ép ngay để đảm bảo dinh dưỡng.

img20170726090521984.jpg

Ép lấy nước để uống.

Mỗi khay cỏ 2 lạng hạt ép chị Phương thường ép được 2 cốc. Ép ra xong gần cuối đổ khoảng 200ml nước vào thẳng cối ép. Để nước ép cỏ còn trong máy sẽ ra hết. Sau đó đổ bã cỏ và nước ép cỏ qua cái rây lọc. Pha thêm 100ml nước vào cốc nước cỏ và uống.

img20170726090522249.jpg

Nước cỏ lúa mì rất tốt cho sức khỏe.

 Ảnh NVCC

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022