Khoảng thời gian này, khắp 3 miền đều có những điều cấm kỵ vào dịp Tết để giữ cho mình tài lộc và may mắn. Trong đó, việc xin và cho lửa, muối, gạo được xem là 3 điều hàng đầu không nên làm.

Xin lửa

photo-1-16110375831041827725735.jpg

Lửa được người Việt xem là một trong những thứ tượng trưng cho sự may mắn vào đầu năm mới.

Lửa (hỏa) trong ngũ hành là yếu tố mạnh mẽ, mang nhiều năng lượng, tương sinh tương khắc với nhiều yếu tố khác để sinh trưởng. Lửa có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn. Ở khía cạnh tích cực, lửa tiêu biểu cho danh dự và sự công bằng, nhiệt huyết. Ở khía cạnh tiêu cực, lửa tượng trưng cho tính nóng nảy, xa hơn là gây hấn và chiến tranh.

Lửa mang sắc màu đỏ tươi, màu của sự may mắn và tài lộc, chính vì thế mà người dân Việt Nam xem đây là biểu tượng của vận may nhất trong những ngày Tết âm lịch.

photo-1-1611037601561594225509.jpg

Mua bật lửa là mua may mắn, còn người ta cấm kỵ xin lửa nhau ngày mùng 1.

Việc coi lửa là điều mang lại may mắn dẫn đến nguyên do người ta rất kỵ xin lửa vào ngày đầu năm, dù là hộp diêm hay một chiếc bật lửa nhỏ cũng đều được cất gọn gàng để tránh bị hỏi mượn, lấy vận may của bản thân ngày đầu năm. Nếu đến nhà người khác, hãy chuẩn bị sẵn cho mình bật lửa để không phạm phải điều mà chủ nhà kiêng kỵ.

Xin muối hay gạo 

photo-1-16110376223621872887652.jpg

Việc mua muối tặng người khác dịp đầu năm là cầu chúc sức khỏe nhưng tuyệt đối không đến nhà khách chúc tết để xin muối

Hạt muối và gạo đều được xem là kết tinh của đất trời, đều có màu trắng đục và nhiều hạt, tạo thành một khối đi liền với nhau tạo cảm giác no đủ, ấm no. Việc mua muối và gạo dịp cuối năm về đong cho thật đầy ở trong nhà cũng được xem là một điều nên làm để mong muốn có một năm mới thật dư dả, thịnh vượng. Người Bắc mùng 1 Tết còn có tục mua một nắm muối nhỏ được đựng trong túi vải tặng nhau cầu chúc nhau thật nhiều sức khỏe.

Tuy nhiên, việc lấy, xin muối gạo từ nhà người khác trong dịp năm mới lại không làm chủ nhà hài lòng vì điều đó khiến lượng muối hoặc gạo họ đong đầy bị vơi đi một ít, cũng giống như việc mất đi sự thịnh vượng, no đủ trong năm sau. Chính vì thế mà nhiều người thường chọn cách đi chơi, tạm đóng cửa trong những ngày đầu năm để tránh việc bị vay mượn tài lộc dù vô tình hay cố ý.

Xin nước

photo-1-16110376959891271108388.jpg

Trong những ngày đầu năm, việc xin và cho nước đều nằm trong việc kiêng kị.

Đối với người Á Đông, nước là cội nguồn của sự sống, mùa màng. Do đó, ở một góc độ quan niệm khác, nước là biểu trưng cho tài lộc, sự sung túc về tiền bạc. Trong những ngày đầu năm, việc xin và cho nước đều nằm trong việc kiêng kị, nếu gia chủ không muốn có một năm sung túc, thịnh vượng.

Có thể nói, nước được ví như là nguồn tài lộc trong câu chúc quen thuộc “Tiền vào như nước”, hình ảnh nước đầy ăm ắp cũng tựơng trưng cho sự mát lành, đầy đủ, may mắn. Nên nếu cho nước sẽ khiến tài chính trong năm mới không được thuận lợi, tiền mất tật mang, làm ăn thất bát. 

K.N (th)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022