co-hon-1597827721328134447615.jpgTháng "cô hồn" năm 2020 và kiêng kỵ theo quan niệm dân gian và phong thủy

Thông thường các gia đình chỉ chú trọng việc vệ sinh định kỳ các khu vực lớn như phòng bếp (mặt bàn ăn, bệ bếp, chậu rửa bát, tủ lạnh, dụng cụ làm bếp…), phòng vệ sinh (bồn rửa mặt, bồn cầu, tường nhà tắm…), phòng tiếp khách (bàn, ghế tiếp khách, sa-lông, tivi…), phòng ngủ (quần áo, chăn ga gối), sàn nhà, cầu thang, bậu cửa sổ…. Nhưng ít người để ý chính những món đồ nhỏ dưới đây cần được vệ sinh hàng ngày, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19.

Chìa khóa

chia-khoa-1597908980294518069925.jpg

Chìa khóa thường được để trong túi quần hay túi áo. Mỗi ngày, tay chúng ta tiếp xúc nhiều lần với chìa khóa. Khi đi ra ngoài, bàn tay sẽ chạm vào rất nhiều thứ. Lúc về nhà, một trong những thứ đầu tiên mọi người cầm vào chính là chìa khóa. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi về nhà, việc đầu tiên là nên sát khuẩn chìa khóa bằng các loại dung dịch sát khuẩn thông thường.

Điện thoại di động

dt-159790908662749988279.jpg

Chiếc điện thoại luôn đồng hành với chúng ta mọi lúc mọi nơi có thể là một trong những nguồn truyền bệnh nguy hiểm nhất. Nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, điện thoại di động là một ổ vi khuẩn lớn nhất với số lượng vi khuẩn nhiều đến gấp 10 lần so với bồn vệ sinh.

Theo một nghiên cứu mới của Insurance2go, không chỉ có bề mặt cảm ứng của điện thoại, mà cả mặt sau của điện thoại, nút khóa và nút home đều là những vị trí yêu thích cho lũ vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Đồ trang sức

dong-ho-1597909297911893796124.jpg

Nhẫn và các loại phụ kiện, trang sức đeo tay như đồng hồ, vòng... có thể là một ổ vi khuẩn nếu không được rửa bằng xà phòng thường xuyên. Chị em có thể dùng một chiếc bàn chải cũ để làm sạch những vết bẩn kẹt lại trong kẽ hở nhỏ.

Bàn chải

ban-chai-15979089802751397735638.jpg

Bàn chải đánh răng thường được để lộ thiên trong phòng tắm ẩm ướt. Đây chính là môi trường hoàn hảo để vi khuẩn sinh sôi trong những sợi lông chải. Chị em có thể rửa và ngâm bàn chải vào các loại dung dịch hoặc nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch.

Tay nắm cửa

tay-nam-1597908980314600195326.jpeg

Tay nắm cửa có thể là nguồn cơn lây bệnh ở bất cứ đâu. Vi khuẩn từ tay người này sẽ dính vào tay người khác, từ đó lan sang khắp mọi nơi. Giải pháp là sử dụng dung dịch diệt khuẩn lau một lượt, sau đó dùng khăn khô hút hết chất lỏng đi để tránh bị ôxi hóa và gỉ sét.

Nút công tắc

cong-tac-15979089802991121308664-crop-1597909148919732601180.jpg

Cũng như tay nắm cửa, nút công tắc là nơi ai cũng đụng tay vào. Cách vệ sinh cũng tương tự nhưng chỉ nên dùng khăn hơi ẩm vì nếu loãng quá có thể gây giật điện hoặc hỏng ổ điện. Ngoài ra, chị em có thể tham khảo vài loại khăn lau, giấy ướt diệt khuẩn.

Bàn phím và chuột máy tính 

ban-phim-15979089802819376280.jpg

Bàn phím máy tính dùng lâu ngày có thể bám đầy bụi bẩn, vụn thức ăn... ở dưới như thế này. Nếu không vệ sinh lâu ngày có thể biến thành ổ vi khuẩn, làm kẹt phím bấm và thậm chí là nơi ở cho kiến, gián... Lời khuyên là chị em nên tháo các nút ra lau dọn thường xuyên bằng máy hút bụi và các loại khăn giấy diệt khuẩn.

Điều khiển từ xa

dieu-khien-1597908980307685411878.jpg

Điều khiển từ xa cũng là món đồ thường xuyên được dùng chung trong nhà nên càng cần vệ sinh liên tục vì nó chỉ sạch được trong một vài giờ. Khi ai đó tay bẩn chạm vào là sẽ sớm biến thành ổ vi khuẩn.

Vô lăng xe hơi

vo-lang-15979093944661886978762.jpg

Vô lăng xe hơi tưởng sạch sẽ nhưng lại bám đầy mồ hôi, dầu thừa và các loại vết bẩn từ tay. Chị em nào đang trị mụn thì lại càng nên để ý mà lau lót cho kĩ. Tốt nhất là dùng khăn lau diệt khuẩn không chứa cồn và hóa chất ăn mòn.

Vòi sen

voi-sen-1597908980325409697803.jpg

Nhiều người nghĩ vòi hoa sen chỉ cho nước chảy qua thì làm sao bẩn được? Sự thật là những lỗ thoát nhỏ li ti kia có thể biến thành ổ vi khuẩn chỉ sau vài ngày, sau đó theo dòng nước chảy lên bám đầy người bạn. Có nghiên cứu còn chỉ ra rằng đây là nguồn cơn chính gây nhiễm trùng phổi ở người.

TA (th)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022