Hệ thống điểm trường vùng cao là chuỗi công trình thiện nguyện vô cùng ý nghĩa, với sự chung tay của các nguồn lực xã hội, được xây dựng nhằm “xóa” các điểm trường tạm trên toàn quốc, mang lại cho thầy trò vùng cao môi trường học an toàn, khang trang hơn.

THÔNG TIN CÔNG TRÌNH

  • Tên công trình: Hệ thống điểm trường vùng cao
  • Tư vấn thiết kế: KTS. Hoàng Thúc Hào, KTS. Nguyễn Gia Phong, KTS. Vũ Xuân Sơn, KTS. Đỗ Minh Đức
  • Chức năng: Kiến trúc công cộng
  • Năm hoàn thành: 2022
  • Công trình đạt Giải Bạc Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2022 – 2023, hạng mục Kiến trúc công cộng.

Thực trạng điểm trường tạm

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, trường học phải được bố trí phục vụ học sinh bán kính không lớn hơn 2km, tuy nhiên tại các vùng miền núi, dân cư phân bố rất rộng, nhà trường và phụ huynh phải thành lập các điểm trường tại các thôn bản để đảm bảo việc dạy và học.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao2.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao4.jpgCác điểm trường tạm với kết cấu không đảm bảo, được xây dựng bằng vật liệu đơn sơ

Các điểm trường được xây dựng bằng vật liệu đơn sơ, góp nhặt, không đảm bảo về tiện nghi sinh hoạt, các trường không có vệ sinh tự hoại, thải trực tiếp ra môi trường, nhiều trường xuống cấp, kết cấu không đảm bảo, không có kinh phí bảo dưỡng rất nguy hiểm cho học sinh.

Hệ thống trường điểm vùng cao

Hệ thống điểm trường vùng cao là chuỗi công trình thiện nguyện với sự chung tay của các nguồn lực xã hội, được xây dựng nhằm “xóa” các điểm trường tạm trên toàn quốc. Từ năm 2014 – 2022, dự án đã hoàn thành xây dựng 52 điểm trường, phục vụ thiết thực cộng đồng, hỗ trợ thầy và trò vùng sâu vùng xa những ngôi trường khang trang, kiên cố, ấm đông – mát hè, giúp các em vơi đi những nhọc nhằn, khó khăn trong cuộc sống.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao5.jpgChuỗi công trình thiện nguyện với sự chung tay của các nguồn lực xã hội, được xây dựng nhằm “xóa” các điểm trường tạm trên toàn quốc

Thiết kế dựa trên nguyên tắc: tôn trọng bối cảnh; phát huy tinh thần bản địa – văn hóa truyền thống; tận dụng vật liệu, nhân công địa phương; hàn lâm kết hợp dân gian. Mỗi ngôi trường có ngữ cảnh, hình thái biến hóa khác nhau mọc lên tựa “hoa của đất” biểu hiện cho sự công bằng, tinh thần hội nhập, hướng thượng, truyền cảm hứng, có ý nghĩa giáo dục to lớn, xây dựng ý thức xã hội mạnh mẽ, góp phần tạo động lực cho sự tiếp biến văn hóa bản địa bền vững.

Hàn lâm – Dân gian 

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao6.jpgDự án tận dụng tối đa nguyên vật liệu tại chỗ – phế thải xây dựng

Nhằm tiết kiệm giá thành, thích ứng điều kiện khó khăn tại địa phương, dự án tận dụng tối đa nguyên vật liệu tại chỗ – phế thải xây dựng, ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng. Cùng với đó, huy động và huấn luyện người dân cùng tham gia, nhờ vậy bà con vừa có thu nhập, vừa biết cách xây dựng vật liệu địa phương theo cách hiện đại hóa, góp phần nâng cao giá trị cộng đồng.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao7.jpgNgười dân, phụ huynh, giáo viên tham gia xây dựng kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao8.jpg

Dưới đây là một số điểm trường tiêu biểu mà dự án đã hoàn thành xây dựng, góp phần mang lại cho thầy trò vùng cao một môi trường dạy và học khang trang, an toàn hơn.

Điểm tiểu học Thành Tân – Thanh Hóa

Điểm trường Thành Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa – Vùng đất nắng gắt, nhiều thiên tai, kinh tế khó khăn. Hiện tại trường có 4 lớp học đã xây dựng- không đáp ứng đủ nhu cầu cho học sinh đến trường. Khối xây mới gồm 3 lớp, mỗi lớp đủ cho 30 học sinh. Vị trí xây dựng khối mới theo hướng chính Bắc Nam (hành lang hướng Nam tránh nắng, đón gió mát Nam – Đông Nam).

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao10.jpgVị trí xây dựng khối mới theo hướng chính Bắc Nam, nhằm tránh nắng, đón gió Đông Nam

Giải pháp kết nối – “đối nội” giữa khối Mới – cũ thành 1 tổng thể thống nhất, ôm lấy sân trường phía trước với hàng cây lớn – lâu năm. “Đối ngoại” với bối cảnh nhờ giải pháp tách mái, tạo khoảng rỗng hướng ra triền đồi – vườn trồng dứa mênh mông. Khoảng trống có mái che – vừa là chỗ chơi cho trẻ vừa mang lại hiệu quả thông – hút gió tự nhiên.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao9.jpgCấu tạo mái 2 lớp mang lại hiệu quả lớn cho việc giảm Bức xạ mặt trời 

Vật liệu: mix giữa gạch đất không nung và gạch Block không nung sơn trát tạo hiệu ứng mặt tường đan xen chất liệu – như tinh thần của Điểm trường Thành Tần kết hợp lớp học mới và cũ. Thiết kế hiệu quả về chiếu sáng tự nhiên, thông gió tự nhiên cho các lớp học… Đặc biệt, cấu tạo mái 2 lớp (lớp tôn mát ở trên và lớp trần trúc ở phía dưới) mang lại hiệu quả lớn cho việc giảm Bức xạ mặt trời truyền vào phòng học, cách nhiệt hiệu quả.

Điểm tiểu học Đao – Lào Cai

Điểm trường có 2 lớp học, không gian giữa hai lớp được sử dụng như khoảng sân chung cho các em học sinh có thêm không gian giao lưu, vui chơi, trao đổi văn hóa, ngôn ngữ giữa các dân tộc thiểu số khác nhau.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao11.jpgĐiểm trường có 2 lớp học và khoảng sân chung rộng rãi

Hai lớp học có thiết kế nhiều lỗ mở với kết cấu cửa sổ mở xoay và gạch hoa thông gió đảm bảo khai thác gió và ánh sáng tự nhiên hữu hiệu – giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo đón gió thoảng mất mùa hè và có thể đóng lại để giữ ấm trong phòng vào mùa đông.

Hệ mái lá đặc trưng tại Lào Cai được ứng dụng vào thiết kế ngôi trường. Khoảng 4000 lá khô được thu thập trực tiếp tại vùng núi địa phương tạo nên lớp mái lợp trải dài phủ kín 2 lớp học, đảm bảo che nắng vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao12.jpgHệ mái lá đặc trưng tại Lào Cai được ứng dụng vào thiết kế ngôi trường

Điểm mầm non, tiểu học Bản Lý – Sơn La

Khu đất được chia làm 2 phần: tiểu học và mầm non có sân chơi và lối tiếp cận độc lập. Để giảm chi phí xây dựng, lớp học cũ được tận dụng cải tạo, kết nối cùng khối nhà xây mới thành một thể thống nhất, đan xen các khoảng trống, cây xanh, sân chơi. Không gian chức năng bố trí theo hướng Bắc – Nam tránh bức xạ mặt trời. Những lớp học vuông vắn xếp nối tiếp với hành lang nội bộ, sân trong mở ra bức tranh đồng ruộng thơ mộng phía sau, tạo thêm không gian sinh hoạt ngoài trời, thể dục thể thao, vui chơi cho trẻ nhỏ.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao13.jpgKhu đất được chia làm 2 phần: tiểu học và mầm non có sân chơi và lối tiếp cận độc lập

Thiết kế có ngôn ngữ thích ứng với kiến trúc bản địa. Hình thái trường như tiếp nối những mái nhà sàn trong bản, vừa hài hòa vừa nổi bật. Các khối lớp học đường nét đơn giản, mạch lạc kết hợp những tiết điểm nhấn như cửa, tường xếp gạch, mái gấp tạo không gian, hình ảnh thú vị, thân thiện.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao14.jpgLớp học cũ được tận dụng cải tạo, kết nối cùng khối nhà xây mới thành một thể thống nhất

Kết cấu thép nhẹ và mái tôn đa sắc, gợi nhấn nhá thêm cho khung cảnh. Trên con đường nhỏ bắc qua sông, các em có thể nhìn thấy ngôi trường thân thương của mình từ xa.

Điểm mầm non, tiểu học Lùng Vài – Hà Giang 

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao19.jpgĐiểm trường nằm trên vùng núi cao

Được xây dựng trên vùng núi cao, gió lạnh, nằm ở xã Minh Tân – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang – nơi sinh sống của dân tộc Mông. Không gian chuyển động cao thấp liên hoàn, lấy cảm hứng từ những đường đồi núi quanh co, ruộng bậc thang và những mái nhà lô xô, gắn chặt vào địa hình – bối cảnh. Điểm trường gồm hai lớp mầm non, một lớp tiểu học, với tổ hợp hình khối linh hoạt, sinh động tạo cảm hứng cho trẻ.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao21.jpgĐiểm trường gồm hai lớp mầm non, một lớp tiểu học kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao22.jpgĐiểm mầm non, tiểu học Lùng Vài – Hà Giang khi nhìn từ xa

Điểm mầm non, tiểu học Nà Khoang – Sơn La 

1.jpgThiết kế lấy cảm hứng thiết kế từ những đóa hoa giữa núi đồi, mỗi mái nhà có độ nghiêng khác nhau

Trường Nà Khoang nằm giữa ngôi làng của dân tộc Thái – nơi có lối sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng đa dạng và phong phú. Lấy cảm hứng thiết kế từ những đóa hoa giữa núi đồi, mỗi mái nhà có độ nghiêng khác nhau tựa như điệu múa xòe người Thái đa dạng, nhịp nhàng.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao28.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao26.jpgNhững mảnh tường sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, tựa như dệt thổ cẩm với họa tiết đặc trưng

Khu vực lớp tiểu học bố trí theo tuyến – hành lang bên. Khu vực lớp mầm non bố trí theo cụm – hành lang giữa, kết nối với nhau bằng sân khấu xếp đá sử dụng chung, ăn nhập với ruộng bậc thang.

kien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao27.jpgTiểu học và mầm non kết nối với nhau bằng sân khấu xếp đá sử dụng chung

Tường sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, kết hợp giữa gạch đất không nung làm tại chỗ từ nguồn đất đào móng, đất bạc màu sẵn có tại địa phương với những viên sỏi được bà con chung tay góp sức nhặt từ suối mang về tạo nên những mảnh tường tựa như dệt thổ cẩm với những họa tiết đặc trưng.

Xem đầy đủ hình ảnh công trình tại đây:

1-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao2.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao3-scaled.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao4.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao5.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao6.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao7.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao8.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao9.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao10.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao11-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao12-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao13-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao14-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao15.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao16.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao17.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao18.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao19-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao20.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao21-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao22-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao23.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao24.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao25.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao26-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao27-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao28-1.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao29.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao30.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao31.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao32.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao33.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao34.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao35.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao36.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao37.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao38.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao39.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao40.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao41.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao42.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao43.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao44.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao45.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao46.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao47.jpgkien-viet-he-thong-truong-diem-vung-cao.jpgz4651747586381_397a85aa1429bc0917d8badbc390717c.jpg

Biên tập: Phương Anh

Bình luận từ Facebook

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022