Để có thể sống sót qua mùa hè nóng nực, bạn có thể tham khảo một số giải pháp chống nóng dưới đây. Mỗi giải pháp có 1 mức giá khác nhau nên bạn có thể dễ dàng tìm được lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện kinh tế của mình.  

  • Những cách tuyệt hay tự tạo quạt phun sương đối phó nắng nóng mùa hè có thể giờ bạn mới biếtĐọc ngay

#1: Sử dụng rèm cửa cách nhiệt

So với rèm cửa thông thường, loại rèm cửa chống nóng này sẽ nặng hơn do có thêm một lớp cách nhiệt. Bù lại thì sản phẩm này có khả năng ngăn nhiệt từ bên ngoài, từ đó làm giảm mức nhiệt trong nhà và đem lại không gian sống mát mẻ. Ngoài ra, rèm cách nhiệt thường dày và tối màu nên có thể ngăn sáng hiệu quả, phù hợp để bạn có được những giấc ngủ trưa thư giãn.

1-1589384385451165515050.jpg

Rèm cửa cách nhiệt có xuất xứ châu Âu thường được bán với giá từ 500 – 800 nghìn đồng/m. Trong khi đó, loại rèm cuốn, lá dọc hay rèm vải cách nhiệt của Đài Loan có giá rẻ hơn, chỉ từ 200 – 480 nghìn đồng/m.  

#2: Trải chiếu trúc lên đệm, nệm ngồi, ghế sô pha

Trước khi điều hòa phổ biến như ngày nay thì chiếu trúc và quạt máy là "combo" chống nóng quen thuộc của nhiều gia đình. Kể cả khi mất điện không thể sử dụng quạt, chiếu trúc cũng sẽ giúp bạn hạ nhiệt nhanh chóng nhờ bề mặt làm từ chất liệu trúc cực mát.

Các loại chiếu trúc có kích cỡ khá đa dạng, trung bình dao động từ 8x1,9m – 16x20m, ngoài ra còn có 1 số loại size nhỏ dùng để trải lên sô pha hoặc nệm ngồi trong mùa hè.  

2-truc-1589384390659207348954.jpg

Chiếu trúc tăm vân gỗ đế lụa – Giá tham khảo: Từ 279 nghìn đồng/tấm.

2-van-go-15893843908381116678894.jpg

Chiếu trúc hạt nhỏ mắt đen có viền - Giá tham khảo: Từ 500 – 700 nghìn đồng/tấm.

2-cao-bang-1589384391098863816713.jpg

Chiếu trúc xanh Cao Bằng – Giá tham khảo: 190 – 298 nghìn đồng/tấm.

Lưu ý nhỏ khi sử dụng chiếu trúc là sản phẩm này rất dễ bị mốc trong điều kiện ẩm. Vì vậy, bạn nên phơi nắng chiếu trúc sau khi giặt. Nếu phát hiện chiếu bị mốc, bạn có thể dùng một miếng chanh để xoa lên toàn bộ mặt chiếu, sau đó dùng khăn ẩm lau chùi lại để loại bỏ mùi rồi cuối cùng là đem phơi nắng.

#3: Sử dụng đệm nước

dem-15893843998951275471493.jpg

So với đệm thông thường, đệm nước có trọng lượng lớn hơn và có ít lựa chọn hơn về màu sắc hay kiểu dáng. Thế nhưng nếu bạn vừa muốn được nằm trên nệm êm, vừa không muốn đổ mồ hôi vì nóng thì đệm nước sẽ là lựa chọn "ổn áp" hơn nhiều.

Những loại đệm nước trên thị trường hiện tại có giá trung bình từ 150 – 299 nghìn đồng/tấm tùy kích cỡ, size đệm nước tối đa khoảng 18x7,5m nên chỉ đủ cho một người nằm hoặc dùng để trải lên ghế sô pha. Phần vỏ đệm được làm bằng chất liệu vải tráng nhựa PVC có khả năng chống thấm, bên trong đệm chứa dung dịch làm mát có khả năng giữ lạnh cao.

Ngoài đệm nước cỡ lớn, chị em cũng có thể tham khảo một số mẫu đệm nhỏ và mỏng hơn để trải lên ghế ngồi với giá chỉ từ 55 - 65 nghìn đồng/chiếc.

dem-nho-1589384398939840434619.jpeg

#4: Sử dụng quạt tay

Một chiếc quạt tay với động cơ "chạy bằng cơm" là sản phẩm chống nắng đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ. Ưu điểm của loại quạt này là giá thành rẻ, chỉ từ vài nghìn cho tới vài chục nghìn đồng/cái, dễ gấp gọn và có thể mang đi khắp mọi nơi. Trong trường hợp cần thiết, chiếc quạt này còn có thêm công dụng che nắng và… đuổi ruồi muỗi.

quat-tay-15893844009451479623920.jpg
quat-tay-3-15893844016311798073194.jpgquat-tay-2-15893844005491887675900.jpg

Ngoài những mẫu quạt tay hiện đại, làm bằng nhựa với họa tiết bắt mắt hay phụ kiện lông chim sặc sỡ, bạn có thể tham khảo thêm một số loại quạt tay truyền thống như quạt nan, quạt mo… Hoặc nếu muốn tiết kiệm chi phí tối đa, bạn có thể dùng một cuốn sách mỏng hoặc một tờ giấy A4 gập đôi để thay thế quạt tay.

#5: Sạc sẵn quạt tích điện cỡ lớn

Có cái khó ắt sẽ ló cái khôn, từ khi ý thức được việc phải "sống chung" với lịch cắt điện luân phiên vào mùa hè, nhiều gia đình đã tranh thủ tích trữ sẵn trong nhà một vài chiếc quạt tích điện. Loại quạt này thường được sạc đầy sau khoảng 5-6 giờ đồng hồ và cho thời gian hoạt động gần như tương tự.

Dưới đây là một số mẫu quạt tích điện phổ biến cho chị em lựa chọn:

sun-1-15893844009511559610576.jpg

Quạt tích điện Sunhouse SHD7112 có đèn LED. Sạc đầy từ 12 – 15 giờ cho thời gian sử dụng 3,5 giờ với tốc độ cao, 5,5 giờ với tốc độ thấp. Giá tham khảo: 890 nghìn đồng/chiếc.

comet-15893846305921932474647.jpg

Quạt sạc Comet 16 inch, thời gian sạc từ 2,5 – 3 giờ, cho thời gian hoạt động từ 3-20 giờ tùy mức gió. Giá tham khảo: 2,5 triệu đồng/chiếc.

tiross-15893846306981264255646.jpg

Quạt sạc Tiross TS917 có đèn LED, size 58,5 x18,5 x 45 cm, đi kèm điều khiển từ xa – Giá tham khảo: 1,27 triệu đồng/chiếc.

Khi chọn mua quạt tích điện, bạn nên chọn loại quạt vuông, có tay cầm để tiện di chuyển giữa các phòng. Bên cạnh đó, bạn nên tránh để quạt chạy tới khi gần cạn pin mới sạc để pin được bền lâu.

#6: Sử dụng quạt sạc mini hoặc quạt 2 cánh mini

Nhỏ gọn, dễ sử dụng, có thể dùng pin hoặc cắm trực tiếp với smartphone/sạc dự phòng là 3 ưu điểm nổi bật nhất của các dòng quạt để bàn và quạt 2 cánh mini. Tất nhiên, do kích cỡ nhỏ nên lượng gió tạo ra của những chiếc quạt này chỉ đủ để làm mát một khu vực nhất định như mặt, cổ hay lưng. Ngoài ra, do mức giá khá rẻ (chỉ từ vài chục nghìn cho tới 2-3 trăm nghìn đồng) nên độ bền của những sản phẩm này không cao.

Dù vậy, nếu vẫn muốn sở hữu một chiếc quạt mini theo mình "đi khắp thế gian" thì dưới đây là một số mẫu phổ biến trên thị trường cho bạn tham khảo:

cuoi-1-15893843918461442662885.jpg

Quạt để bàn mini – Giá tham khảo: 55 – 94 nghìn đồng/cái.

cuoi-2-15893843925031685028268.jpg

Quạt mini để bàn phun sương – Giá tham khảo: Từ 89 - 250 nghìn đồng/cái.

cuoi-3-1589384395431849685850.jpg

Quạt USB mini 2 cánh cắm smartphone, laptop – Giá tham khảo: 16 nghìn đồng/cái.

Ngoài các giải pháp chống nóng "mùa cúp điện" kể trên, bạn có thể tham khảo thêm 2 biện pháp giải nhiệt có giá… 0 đồng: ngâm chân trong chậu nước mát hoặc thấm khăn ướt (sạch) lên các vùng dễ sinh nhiệt trên cơ thể như trán, cổ, gáy, vùng dưới cánh tay.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022