Chị Ngọc Trân là một người phụ nữ đam mê nấu ăn và trồng cây. Trên khoảng sân thượng nhỏ của gia đình chị có các loại rau gia vị, các loại cây ăn quả như nho, táo, ổi...
Tất tần tật kinh nghiệm trồng dưa chuột ở loggia 2m² chật hẹp vẫn ra trái của bà mẹ Hà NộiĐọc ngay
Ngoài ra, chị còn trồng thêm dưa chuột. Chị rất vui vì suốt vụ, giàn dưa chuột cho thu hoạch tới 50kg, nhiều trái to và nặng quá kéo sập cả giàn nho.
Với thời tiết ở Sài Gòn, chị có thể trồng dưa chuột quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm để cây có thể phát triển tốt nhất là từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau hoặc từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8.
Chị Ngọc Trân đam mê nấu nướng và trồng cây trên sân thượng.
Chị trồng dưa chuột và thu hoạch bất ngờ.
Dưa chuột trồng trên sân thượng.
Tổng vụ dưa thu hoạch 50kg.
Chuẩn bị đất
Đất trồng dưa chuột phải được làm rất kỹ. Theo kinh nghiệm của chị Trân, loại đất để cây phát triển tốt nhất là đất pha cát hoặc đất chứa nhiều dinh dưỡng. Không nên trồng dưa luôn trên đất mới.
Để đất có có nhiều dưỡng chất chị Trân khuyên mọi người nên trộn cùng gỗ mùn, phân bò và phân trùn quế. Chị thường trộn theo tỉ lệ 3 đất: 2 mùn: 1 bò: 1 trùn quế.
Sau khi trộn đều với nhau thì xới lên để phân ngấm đều vào đất rồi mới bón vào chậu. Việc làm này sẽ giúp nâng cao độ pH của đất giúp thời kỳ đầu sinh trưởng của cây được phát triển tốt.
Chị Trân trộn đất.
Đất trồng và hạt giống được chuẩn bị.
Chọn giống dưa chuột
Trên thị trường có rất nhiều loại dưa chuột (dưa leo) khác nhau nhưng phổ biến nhất, được nhiều người lựa chọn nhất là dưa chuột giàn. Ngoài ra vẫn còn nhiều loại dưa chuột khác như dưa chuột gai, dưa chuột Thái hay dưa chuột xanh,…
Tùy vào mục đích của bản thân mà bạn có thể chọn lựa giống dưa chuột cho phù hợp để dễ chăm sóc và thu hoạch.
Chị Ngọc Trân khuyên, nếu bạn muốn trồng dưa chuột để đảm bảo thực phẩm sạch cho gia đình thì không cần chọn giống quá kỹ lưỡng. Bạn có thể mua những túi hạt giống được bán sẵn trong siêu thị hoặc chợ. Nếu trồng với quy mô lớn thì cần được chọn mua giống kỹ càng tại các địa điểm uy tín.
Chuẩn bị chậu trồng
Dưa chuột là giống cây có bộ rễ phát triển nhanh và khỏe. Do đó đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả giàn. Chính vì thế không gian chậu phải vừa đủ cho cây phát triển.
Khoảng sân thượng được trồng hẳn 1 cây cho 1 chậu, không tham cắm nhiều cây. Chị khuyên mọi người có thể sử dụng thùng xốp để trồng dưa chuột hoặc các loại thùng, xô nhựa để cây phát triển tốt.
Để tạo sự thông thoáng giúp rễ cây phát triển mạnh, trao đổi oxi tốt, tránh được tình trạng ngập ứng, bên hông và dưới đáy chậu trồng bạn cần đục nhiều lỗ để dễ thoát nước.
Các dụng cụ làm giàn cho dưa.
Ủ hạt giống dưa chuột
Hạt giống dưa cần được ngâm trong nước ấm từ 30 tới 35 độ C khoảng 2 hoặc 3 tiếng. Tiếp đó cần được vớt ra rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn ẩm ủ trong nhiệt độ 27 tới 30 độ trong 3 hoặc 5 ngày.
Chị trân lưu ý cần phải luôn chú ý giữ cho bọc ủ được ẩm và khi thấy hạt nứt ra và nhú mầm thì đem đi gieo.
Chậu trồng.
Kỹ thuật gieo hạt giống
Bạn có thể dùng khay, chậu, thùng xốp,… để đựng đất trồng. Lưu ý là đất cần tơi xốp, đủ ẩm, đủ dinh dưỡng.
Khi trồng, dùng tay ấn một lỗ nhỏ xuống nền đất (khoảng 1cm) sau đó bỏ hạt vào lỗ. Mỗi lỗ từ 1 tới 2 hạt. Sau khi tra hạt phủ thêm một lớp đất mỏng.
Cuối cùng sẽ phun một lớp nước mỏng lên chậu hạt để đất ẩm. Bọc chậu hạt trong túi ni lông và đặt cạnh nơi có ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp kích thích sự phát triển của hạt giống.
Một tuần sau khi gieo, hạt sẽ nảy mầm. Khi cây con cao khoảng 10 tới 15cm thì có thể bứng chúng vào chậu trồng.
Cây bắt đầu phát triển.
Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.
Nên trồng cây dưa chuột vào buổi sáng hay buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong nên mang vào nơi râm mát hoặc che phủ để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây từ 1 - 2 ngày để cây con hồi sức.
Cây dưa chuột phát triển nhanh và không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần tưới nước một ngày hai lần vào buổi sáng và chiều, nếu tước quá nhiều khiến đất quá ẩm ướt, ngập úng thì cây sẽ rất dễ chết, nếu tưới ít nước cũng khiến cây bị thiếu nước không thể sinh trưởng tốt. Dưa chuột cần phải được trồng nơi có nhiều ánh sáng nhiều thì trái sẽ nhanh lớn và đạt năng suất cao.
Trong 2 tuần đầu tiên sau khi trồng cây, thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi buổi sáng sớm và chiều. Phủ phân chuồng, phân gà, rơm rạ hoặc cỏ khô ở mặt đất xung quanh cây để giữ ẩm cho đất.
Ở thời điểm khoảng 2 - 3 tuần sau khi trồng, cây dưa chuột bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn, lúc này bắt đầu tiến hành làm giàn cho cây.
Việc làm giàn và tỉa nhánh cho cây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây, năng suất và chất lượng quả. Vì vậy làm giàn cho dưa chuột cũng cần phải đúng kỹ thuật.
Dưa chuột trong quá trình phát triển trên sân thượng.
Dưa chuẩn bị cho thu hoạch.
Cách làm giàn dưa chuột
Vì trồng trong chậu, thùng xốp tại nhà thì có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường, lang can, hiện nay, mọi người cũng sử dụng lưới nylon để làm giàn cho dưa chuột rất tiện lợi.
Kỹ thuật chăm sóc dưa chuột
Tưới nước
Vào thời kỳ trổ hoa, bạn cần đặc biệt lưu ý không để cây bị thiếu nước. Ở giai đoạn này cây đã khá cứng. Vì thế chúng sẽ không bị chết vì ngập úng.
Cây muốn phát triển nhanh cần được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 6 tới 8 giờ mỗi ngày.
Khi cây được 80cm, canh lúc trời quang đãng, dùng dao hay kéo bén xén ngọn dưa để cho dưa đâm nhiều tượt. Nhờ đó, năng suất sẽ gia tăng đáng kể.
Sâu bệnh
Những loại sâu dưới đây là sâu bệnh hại dưa chuột, do trồng trên sân thượng, chăm sóc khá kĩ nên hầu như rất ít sâu, chỉ có 1,2 con nên mình bắt bằng tay luôn.
Bón phân
Mặc dù trồng dưa rất đơn giản và do trồng cho cả nhà ăn nên chị Trân cũng không bón phân gì nhiều, chỉ lưu ý trộn phân trong đất trồng, và khi cây đang leo giàn thì mình có bón ít tro rơm, tro củi.
Dưa leo ra hoa kết trái
Khoảng 30 - 50 ngày khi trồng thì dưa chuột bắt đầu ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu đâm hoa đực, hoa cái và nhánh.
Thời kỳ này được xem là "nhạy cảm" nhất quyết định năng suất của cây. Chị Trân lưu ý cần tưới nước cho cây đầy đủ 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối. Tránh để cây thừa nước gây úng hoặc thiếu nước khiến quả bị đắng.
Để cây đậu nhiều trái, chị Trân thường phun nước đường pha loãng lên thân cây kích thích thu hút ong thụ phấn cho dưa.
Thành quả của người nông dân sân thượng đảm đang.
Khu vườn nhỏ trên cao suốt vụ mùa trồng dưa, chị Trân thu hoạch được 50kg. Không gian sân thượng thoáng đãng, nhiều nắng còn là nơi chị Trân dành nhiều thời gian trồng đủ loại cây phủ xanh giúp mọi người trong gia đình được sống gần hơn với thiên nhiên.
Nguồn ảnh: NVCC