Thời tiết ở Việt Nam không chỉ gói gọn trong ba từ nóng - mát - lạnh, mà nhiều khi lại phải mô tả bằng một tính từ "kinh khủng" hơn nhiều: Nồm ẩm.

Đây là nỗi ám ảnh của biết bao người, khi mà đài báo trời mát mẻ chỉ 28 29 độ C thôi nhưng ra đường vẫn vã mồ hôi hột, về nhà thì ngột ngạt khó thở.

Lúc này, hóa ra chiếc điều hòa cũng có thể góp phần cải thiện tình hình một cách đơn giản mà không tốn quá nhiều điện năng, chị em tham khảo thử nhé.

Chế độ làm khô - "cứu tinh" cho những ngày nồm ẩm

Gần như tất cả các loại điều hòa 2 cục truyền thống hiện nay đều có sẵn tính năng làm khô bên cạnh làm lanh. Sự khác biệt ở chỗ, chế độ này chỉ hỗ trợ hút bớt độ ẩm trong không khí, còn nhiệt độ thì chỉ chênh lệch 1 - 2 độ so với ngoài trời. Mà vì chênh lệch nhiệt càng ít càng đỡ tốn điện nên chị em yên tâm hóa đơn điện không "lên đỉnh" như đợt hè nắng nóng đâu.

dry-mode-image-16000086251101697404043.jpg

Chế độ làm khô thường có hình giọt nước trên điều khiển điều hòa.

  • main-15899006206991634369438-25-53-700-1134-crop-15899021675101169931901.jpg

    Chúng tôi tìm mua 2 loại "chiếu điều hòa" được quảng cáo "nằm là mát" và kết quả thật bất ngờ

Hiện nay, có một số thương hiệu điều hòa như Samsung còn cho phép chỉnh cả nhiệt độ ở chế độ khô. Điều này giúp chị em điều chỉnh nhiệt độ linh động hơn, và tất nhiên cũng hao điện hơn nếu để nhiệt chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời.

Hiệu quả của chế độ làm khô là sẽ giúp đưa độ ẩm trong phòng xuống chỉ còn khoảng 50 - 60%, đúng ngưỡng dễ chịu của con người. Lúc này, mồ hôi sẽ bốc hơi nhanh hơn nên chỉ cần bật thêm chiếc quạt phe phẩy là sẽ thấy mát mẻ hơn hẳn.

22wet-16000086249461375590150.jpg

Những ngày dù không nóng nhưng mưa ẩm nhiều thì chị em cứ bật chế độ làm khô lên nhé.

Để biết rõ độ ẩm trong phòng cũng như hiệu quả làm khô, chị em có thể sắm một chiếc ẩm kế bán đầy trên chợ mạng. Loại dùng kim chỉ có giá khoảng 40.000 - 60.000 đồng, hoặc đầu tư hơn có thể chọn loại điện tử, có màn hình hiển thị thay đổi nhanh hơn. Tuy nhiên, chỉ số nhiệt và độ ẩm có thể chênh lệch một chút xíu so với thực tế.

img0480-1600008624603545189514.jpg

Một chiếc ẩm kế cơ bản thế này giá chỉ khoảng vài chục nghìn đồng. Trên bảng hiển thị có hiện sẵn giới hạn từ quá khô, thoải mái cho tới quá ẩm rõ ràng. Ảnh: internet.

unnamed-16000086244051194288256.jpg

Loại ẩm kế điện tử này giá khoảng 200.000 đồng, thể hiện rõ nhiệt độ và độ ẩm nhưng tỉ lệ chênh lệch với thực tế cao hơn một chút. Ảnh: internet.

Nhờ khả năng hút hơi ẩm khỏi không khí, chế độ làm khô có thể hỗ trợ giảm thiểu ẩm mốc tường, quần áo, đồ dùng, giảm thiểu mùi hôi mốc trong phòng về lâu dài, nhất là với những căn phòng kín, không có cửa sổ và ít nắng chiếu vào.

Cần lưu ý gì khi dùng chế độ làm khô?

Với những vùng khí hậu nóng khô thì việc sử dụng chế độ làm khô là điều cực kì tối kỵ. Lúc này, da dẻ sẽ dễ bị nứt nẻ, người nhạy cảm dễ gặp vấn đề về hô hấp hơn, cơ thể nhanh mất nước không hề tốt cho sức khỏe.

20190726094049094770ba-bau-co-nen-nam-nmax-1800x1800-16000086248521988207573.jpg

Hiệu quả là vậy nhưng tốt nhất không nên lạm dụng chế độ khô của điều hòa.

Chính vì thế, chị em nếu muốn dùng chế độ làm khô của điều hòa hiệu quả thì nên mua thêm một chiếc ẩm kế để dùng cho chắc chắn. Ngoài ra, chế độ này không nên dùng quá nhiều và quá lâu trong ngày. Chị em chỉ nên bật trong khoảng 1 - 2 tiếng cho mát hơn rồi tắt điều hòa đi, tránh bật cả ngày.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022