Lâu đài Tintagel là một lâu đài thời trung cổ ẩn giấu nhiều câu chuyện huyền thoại ly kỳ, nằm trên bán đảo Tintagel tiếp giáp với làng Tintagel, phía bắc Cornwall, vương quốc Anh. Lâu đài nằm cách biệt với thế giới bên ngoài ẩn hiện khi thủy triều lên xuống. Cho tới ngày nay, Tintagel vẫn là một trong những địa danh nổi tiếng nhất dành cho khách du lịch muốn ngược dòng thời gian tìm về với những câu chuyện truyền thuyết thời Trung cổ.

Thông tin công trình:

  • Tên công trình: Cầu Tintagel
  • Thiết kế: 2016-2018
  • Thi công: 2019
  • Thiết kế kiến trúc: Ney & Partners – Wiliam Matthews Associates
  • Khách hàng: English Heritage
  • Địa điểm: Tintagel, Vương quốc Anh
  • Chiều dài: 68.5m
  • Hình ảnh: Ney & Partners Vietnam, Emily Whitefield-Wicks, Jim Holden – English Heritage, Hufton + Crow, English Heritage Trust
2-4.jpg

Câu chuyện về lâu đài Tintagel xứ sương mù

Lâu đài Tintagel là một lâu đài thời trung cổ nằm trên bán đảo Tintagel tiếp giáp với làng Tintagel, phía bắc Cornwall, vương quốc Anh.

Điểm nổi bật của bối cảnh là vẻ đẹp hoang sơ với những tàn tích về truyền thuyết vua Arthur. Theo truyền thuyết, ông sống vào cuối thế kỷ thứ 5 hoặc đầu thế kỷ thứ 6, và lâu đài Tintagel là nơi ông được thụ thai. Những tàn tích này còn lại không nhiều với những bức tường đá đổ nát, phần nhiều đã bị mất đi hơn là còn lại.

1-5.jpg

Có nhiều những giả thuyết về sự tồn tại của phần đất nối giữa đất liền và bán đảo đã bị sụp đổ do địa chất vào khoảng thế kỷ 15-16, do đó tạo ra sự đứt đoạn lớn phân tách lâu đài cổ thành 2 phần, một phần nằm trên đất liền, một phần nằm ngoài bán đảo. Cũng có giả thuyết cho rằng 2 bên đất này đã luôn bị chia cắt từ nguyên thủy và có một cây cầu cổ nối ở giữa, nhưng cũng do địa chất sụp đổ, khoảng phân tách này ngày càng rộng ra và cây cầu đã sụp đổ.

Bối cảnh gợi sự tưởng tượng nhiều hơn về thời kỳ mà những huyền thoại được cất cánh. Ở đây có sự mong manh giữa hiện thực và truyền thuyết, giữa hiện tại và lịch sử. Nó có thể kích hoạt những rung cảm khác nhau và những sự tưởng tượng khác nhau của du khách về những gì còn lại và những gì đã biến mất.

3-4.jpg

Sự ra đời của cây cầu nối đất liền với bán đảo

Một cây cầu mới cần chắp nối tinh tế cho vùng đất đặc biệt này. Thay cho việc giới thiệu một đối tượng thứ 3 vào trong bối cảnh, chúng tôi đề xuất 2 đối tượng chắp nối độc lập bắt từ 2 dải đất nhô ra và gần như chạm vào nhau tại điểm giữa.

2_PUB-16.022_TINTAGEL_PLAN-AND-ELEVATION.pdf-page-001.jpg

Đây là phép ẩn dụ tinh tế về một kết nối không thể hiện thực hóa giữa 2 phần, một sự chia tách đầy hoài nghi nhưng lại hiện hữu, giữa bên này và bên kia, giữa hiện tại và quá khứ, giữa nơi đã biết và nơi chưa biết, giữa thực tại và truyền thuyết. Tất cả mọi thứ làm cho Tintagel trở nên đặc biệt và thú vị.

4-4.jpg

Vùng đất hoang sơ với những vách đá xám nhô ra biển, sóng vỗ quanh năm, biển xanh mênh mông và con đường mòn quanh vách núi thực sự gợi nhiều rung cảm về thiên nhiên hoang dã mà yên bình. Một cây cầu mới ở đây cần phải giữ trọn vẹn được vẻ đẹp tự nhiên này mà không làm tác động nhiều đến vách núi đá hay các góc nhìn trọn ra biển.

2_PUB-16.022_TINTAGEL_SECTION-page-001.jpg

Cây cầu sử dụng kết cấu dạng dàn và lan can dạng dàn nên đạt đến độ mảnh mai duyên dáng và ấn tượng. 2 vòm nhô ra có chiều dài 33m, chiều cao 57m so với mực nước biển. Du khách khi đi trên cầu sẽ có cảm nhận ấn tượng về chiều cao và góc nhìn lớn ra vực sâu ở ngay bên dưới.

5-3.jpg

Kết cấu với 4,5m chiều cao tại mỗi gối, được thuôn nhỏ lại về chiều cao còn 120mm tại điểm giữa nhịp, với khoảng trống 40mm ngay giữa cầu. Cây cầu dạng dàn với các thanh dàn mảnh kích thước 60×60 đến 30×30 đến giữa cầu, gần như là biến mất tại điểm kết nối, làm cho sự chia tách thật sự hiện hữu.

Hệ thống móng cho cầu là kết cấu dạng neo nên giảm thiểu ảnh hưởng đến lớp đá phong hóa ở trên cùng, cũng là nơi mà địa chất còn chưa ổn định.

6-4.jpg

Vật liệu được sử dụng cũng là các vật liệu đơn giản, mang tính địa phương. Kết cấu chính và phần lan can được làm từ thép, mặt cầu được làm từ đá phiến xẻ và ốp dọc. Tay vịn được làm bằng gỗ. Phần kết cấu vòm chính được làm từ thép phong hóa trong khi các thanh dàn mảnh được làm từ thép không gỉ vì vậy khi nhìn từ xa những thanh dàn trên cây cầu gần như biến mất, làm nổi bật đường vòm của thép phong hóa.

7-2.jpg

Đá phiến lát trên mặt cầu được lấy từ mỏ đá Delabole cách cây cầu Tintagel khoảng 6km. Điều thú vị là  loại vật liệu này cũng được tìm  thấy ở những bức tường đổ nát còn lại của khu di tích lịch sử, làm cho cây cầu như một phần liên kết chặt chẽ với quần thể di tích này.

8-2.jpg

Khi lựa chọn phương án kết cấu của cầu, các phương án cũng được cân nhắc để phần thi công cầu sẽ là khả thi cho đặc điểm khu đất. Vì khu vực di tích không cho phép các xe chuyên chở  đi vào, vì vậy toàn bộ cây cầu thép được chế tạo thành từng khúc 4m trong nhà máy, lắp dựng thử trong nhà máy để kiểm tra độ khớp tổng thể trước khi được chuyên chở đến gần công trình.

Sau đó, từng phần sẽ được máy bay trực thăng chở lên khu tập kết. 2 cần trục cáp lớn sẽ chuyển từng phần này vào để thi công cầu dạng cầu hẫng. 2 nửa vòm của cầu sẽ được lắp dựng đua dần ra cho đến khi gần gặp nhau ở giữa nhịp.

9-2.jpgCầu Tintagel được hoàn thành vào năm 2019 đã tạo được một ấn tượng mới cho vùng đất Tintagel tuyệt đẹp này.

Cấu trúc của cầu cho phép từng phần thi công được ổn định mà không cần đến trụ đỡ. Khu địa hình với gió biển rất mạnh và địa hình thì không cho phép tạp giàn giáo đỡ nên phương pháp thi công này là hoàn toàn phù hợp mà không ảnh hưởng đến hiện trạng của khu di tích trong thời gian thi công. Cấu trúc này cũng cho phép cây cầu được tháo dỡ từng phần y như cách nó được lắp dựng sau 100 năm nữa nếu cần thiết, và trả lại mặt bằng y như hiện trạng ban đầu của khu đất.

Cây cầu hiện nằm trong khối di tích lịch sử được quản lý bởi English Heritage. Cây cầu được Thái tử Charles và phu nhân Camilla cắt băng khánh thành chính thức vào ngày 20 tháng 7 năm 2020.

Theo Ney & Partners Việt NamNgụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

XEM THÊM:

  • Cây cầu hơn 100 năm tuổi được “xây” lại bằng… ánh sáng
  • Chiêm ngưỡng 5 cây cầu dị độc nhất hành tinh
  • Cây cầu mang tên địa ngục ở Peru

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022