GĐXH - Theo quan niệm phong thủy, cây kim tiền có tác dụng thúc đẩy tài lộc, khiến công việc làm ăn phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, việc đặt cây kim tiền như thế nào cho đúng không phải ai cũng biết.
GĐXH - Việc sử dụng nguyên liệu sẵn có trong bếp như bã cà phê, vỏ trứng phơi khô và vỏ chuối là một cách tốt để đảm bảo cây trồng được cung cấp đủ dinh dưỡng mà không cần phải dùng đến phân bón hóa học độc hại.
Cây Ngô đồng
Cây ngô đồng có tên khoa học là Jatropha podagrica, người ta còn gọi cây này là sen lục bình, sen núi, dầu lai có củ... Vỏ cây, lá cây nếu được dùng đúng sẽ có tác dụng chữa rụng tóc, lở loét miệng, bệnh ngoài da...
Tuy nhiên, trong thân cây, củ và hạt cây ngô đồng có chứa chất Curcin gây bỏng rát ở họng, ói, tiêu chảy, đau bụng. Nếu nặng sẽ rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa, ức chế hệ thần kinh trung ương.
Cây vạn niên thanh
Tên khoa học của vạn niên thanh là Dieffenbachia Amoena, trồng dễ sống, hình dáng đẹp nên được nhiều người trồng làm cây cảnh.
Các bộ phận của cây đều có độc từ rễ tới ngọn. Độc tố andromedotoxin và arbutin glucoside trong nhựa cây gây tê lưỡi, đỏ lưỡi, bỏng rát nếu nhai phải hay họng bị cứng không thể nói được.
Nếu vô tình bị dính nhựa cây thì bạn nên làm dịu chúng ngay bằng cách sử dụng nhiệt như: Hơ nóng hay rửa bằng nước ấm.
Cây kim tiền
Cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài, có nguồn gốc từ Trung Phi, nơi có khí hậu rất khắc nghiệt. Là loại cây cảnh dễ trồng và chăm sóc, ít bị sâu bệnh.
Thường được dùng để trang trí trong nhà hoặc văn phòng vì được coi là cây phong thủy số một của gia đình, trồng cây giúp đem lại may mắn và tài lộc.
Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc rằng trong thân và lá cây cảnh có độc chứa canxi oxalat, có thể gây ra nóng rát, bỏng lưỡi, cổ họng khi ăn.
Nếu lỡ nuốt vào, có thể gây ra sưng viêm, ngạt thở và xuất huyết dạ dày. Nhựa cây cũng có thể gây kích ứng cho mắt nếu dính vào.
Cây trạng nguyên
Trong phong thủy, cây trạng nguyên là biểu tượng cho sự thành công, đỗ đạt và may mắn nên thường được đặt trong văn phòng, quầy lễ tân, quầy thu ngân hay để trước cửa nhà.
Tuy nhiên, những người bị dị ứng với nhựa mủ cao su nên cẩn thận với hoa trạng nguyên. Theo một nghiên cứu của trường đại học Y khoa Georgia (MCG), các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 40% người bị dị ứng với mủ cao su thì cũng dị ứng với hoa trạng nguyên.
Hầu hết các loại phản ứng trực tiếp xảy ra khi bị dị ứng bao gồm chứng phát ban, thở khò khè, ngứa, muốn chảy nước mũi, khó thở và hạ huyết áp.
Cây trầu bà
Cây trầu bà có tác dụng hút độc, khử khuẩn trong không khí rất tốt. Hơn nữa cây đẹp, dễ trồng, không mất công chăm sóc, mang đến nhiều năng lượng phong thủy tích cực cho căn nhà nên rất được yêu thích.
Không chỉ vậy, cây trầu bà còn là một vị thuốc giúp hỗ trợ chữa bệnh thận. Bài thuốc này được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền bởi tính an toàn, hiệu quả mà cây đem lại.
Tuy nhiên, trong thân, lá cây có chứa calcium oxalate. Khi nhai phải lá, có thể bị bỏng rát niêm mạc lưỡi, cổ họng và ruột.
Hoa loa kèn Brumansia Suaveolens
Cây loa kèn có tên khoa học Brumansia Suaveolens (Wild) thuộc họ cà Solanaceae, hoa có nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng, cam, trắng.
Loại cây này được sử dụng để bào chế các loại thuốc có tác dụng giảm đau đầu, chống say tàu xe, trị hen suyễn...
Loài hoa này được xếp vào bảng độc tính cao nên chỉ được dùng để bào chế thuốc với một lượng rất nhỏ, tính bằng miligram.
Trong loại hoa này có chất gây ảo giác scopolamine. Nó có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch ở phế quản, thậm chí liều lượng lớn có thể gây giãn đồng tử, lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích.
Do đó, không nên tuỳ ý hái hay sử dụng bất kỳ bộ phận nào của cây này, cũng không nên trồng trong vườn nếu nhà bạn có trẻ nhỏ.
Cây đỗ quyên
Cây đỗ quyên hay còn gọi là đỗ quyên đỏ, là loài cây có tên khoa học là Rhododendron simsii Planch.
Hoa đỗ quyên xuất hiện tận tán từ 2 đến 6 đóa trên cành ngọn, với màu sắc sặc sỡ. Đỗ quyên được trồng rộng rãi trong các quốc gia có khí hậu ôn đới như Nhật Bản và Triều Tiên.
Gần đây, cây đỗ quyên đã được nhân giống tại một số địa phương nằm trên cao nguyên nước ta như Tam Đảo, Sapa và Đà Lạt.
Tuy nhiên, cây đỗ quyên có chứa nhiều độc tố Andromedotoxin và Arbutin Glucoside, người lớn nuốt phải có thể gây khó thở, buồn nôn và hoa mắt. Trẻ em cũng có thể gặp nguy hiểm khi nuốt các nhóm độc tố này trong một cây đỗ quyên non.