Chị Trân cho biết, khi nhận nhà, bếp được xây thô bằng bê tông. Sau này, chị sửa lại dần dần theo ý thích. Các khu vực chức năng của bếp được phân chia gồm khu nấu nướng kèm nơi rửa bát, khu vực bàn ăn, khu vực kệ đựng đồ, hộc để máy rửa bát...

7f9fff663c4bf515ac5a-163360430-4461-5600-1633605202.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=YKXcMKbBDhmcE0hLatsCRg

Căn bếp chưa đầy 6 m2 của chị Ngọc Trân.

"Ngoại trừ tủ bếp là đặt làm, bàn ăn mua sẵn, hầu hết những thứ còn lại là mình tự làm cho tiết kiệm, đồng thời thư giãn trong những ngày ở nhà tránh dịch", chị Trân nói.

Dưới đây là những bí quyết của chị trong việc sắp xếp, sử dụng căn bếp 5,9 m2 không cầu kỳ nhưng vẫn sạch sẽ, gọn gàng.

Chọn gam màu sáng

Nhiều bà nội trợ ngại trang trí bếp màu sáng, vì dễ bám bẩn. Tuy nhiên, chị Trân cho rằng với không gian chật hẹp, màu sáng sẽ tạo cảm giác thoải mái, rộng rãi hơn.

"Đồ vật nào có màu trắng là mình mua, hoặc nếu không mình dùng sơn công nghiệp tự sơn lại thành màu trắng", chị nói. Từ chiếc tủ lạnh cho những chiếc hộp đựng gia vị, chị Trân đều mày mò sơn lại, "biến hình" cho không gian bếp thêm thoáng đáng.

234902150-10208791113251560-70-8478-5277-1633605202.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nLQjNsye0WocFN8KNNXHrQ

Những vật dụng trong bếp đều có tông màu sáng sủa.

Ngoài ra, chị Trân lựa chọn mẫu giấy dán tường cách nhiệt màu sáng để "ton sur ton" với đồ vật. "Thay vì ốp gạch, mình đặt mua giấy dán tường trên mạng, vừa tiết kiệm vừa dễ lau chùi". Chị Trân cũng tự đan một chiếc thảm chùi chân có hình dáng quả trứng ốp la, có màu sắc sáng sủa làm điểm nhấn cho căn bếp.

Giấu hết đồ

Khu vực nấu nướng thường có nhiều đồ đạc, dụng cụ. Trong điều kiện diện tích sử dụng chật hẹp, chị Trân cho rằng cần phải giấu hết đồ vào hộc tủ, tận dụng khoảng không phía dưới khu vực rửa bát.

Khác với những căn bếp rộng rãi khác thường có nhiều ngăn tủ treo tường, bếp của chị Trân chỉ có một ngăn tủ phía trên ở góc để máy rửa bát. Mặc dù vậy, người phụ nữ vẫn sắp xếp được hết đồ vào các hộc tủ. Bên trong hộc, chị Trân cũng để những chiếc hộp, khay phân loại đồ vật cho dễ tìm kiếm.

Chị Trân cũng mua đồ đạc theo quan điểm "đủ dùng", không cần quá nhiều vật dụng thừa thãi.

Lắp thêm kệ, giỏ đựng

cb977a7886554f0b1644-163360415-5019-3882-1633605202.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iX57gTmjuOVeaVj_UNpdmg

Những chiếc kệ, giỏ đựng chai lọ, dao thớt được sắp xếp gọn gàng, dễ tìm kiếm.

Vì có khiếu mày mò đồ handmade, chị Trân tự đóng những chiếc kệ, khay đựng đồ bằng gỗ pallet rồi sơn lại theo ý thích. Những chiếc kệ chia làm nhiều tầng, đựng hộp gia vị có kiểu dáng nhỏ xinh. Theo chị, các khay, giỏ, móc treo giúp công năng bếp tiện dụng, dễ tìm kiếm đồ khi cần, lại có thể lưu trữ những món đồ khô, dụng cụ nấu nướng gọn gàng.

Chăm lau dọn

Quá trình nấu nướng không tránh khỏi việc bắn dầu mỡ lên tường. "Mình nấu đến đâu là lau dọn đến đó. Nếu nấu món nào dễ văng dầu mỡ quá thì dùng bìa carton chắn để không bị dơ. Nói chung mình xem lau dọn như một bước để hoàn thành bữa ăn vậy", chị Trân nói. Mặt bếp làm bằng đá nhân tạo, không được để đồ nóng, nên chị Trân cũng rất chú ý khoản "giữ gìn" cho không gian bếp luôn như mới.

Hà Mi Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022