Kiến trúc sư: Gehry Partners Địa điểm: Weil am Rhein, Đức Phân loại: Bảo tàng Kiến trúc sư chính: Frank Gehry Năm dự án: 1989 Ảnh: Liao Yusheng

Cũng như bao công trình kiến trúc vĩ đại khác, câu chuyện về Bảo tàng Thiết kế Vitra cũng bắt đầu từ một vụ hỏa hoạn. Một buổi tối năm 1981, một tia sét đánh vào quần thể kiến trúc Vitra, thiêu cháy một nửa khuôn viên nơi này. Sau thiên tai đó, Vitra lập tức tìm kiếm những KTS nổi tiếng trên thế giới như Tadao Ando, Alvaro Siza hay Zaha Hadid để thiết kế những công trình mới thay thế cho công trình đã bị thiêu cháy, từ đó, một loạt những công trình mới do những KTS nổi tiếng nhất cuối thế kỉ 21 thiết kế đã lần lượt ra đời.

kienviet_bao_tang_thiet_ke_vitra_2.jpg?resize=640%2C452&ssl=1Phải tới cuối những năm 1980, Gehry mới có đóng góp cho nơi này. Trong hơn ba thập kỷ kinh doanh, Vitra đã tích lũy được một bộ sưu tập ghế lớn và rất nhiều đồ nội thất khác. Ban đầu, công ty chỉ dự định xây dựng một nhà kho đơn giản để cất giữ nội thất, vừa để lưu trữ vừa để triển lãm công chúng. Nhưng trong quá trình thiết kế, công ty trở nên tham vọng hơn, phòng trưng bày tư nhân trở thành Bảo tàng Thiết kế Vitra, một tổ chức động lập chuyên nghiên cứu, phân tích và quảng bá thiết kế.

kienviet_bao_tang_thiet_ke_vitra_3.jpg?resize=640%2C495&ssl=1Vào những năm 1980, KTS người Mỹ gốc Canada Frank Gehry đã nổi danh là kiến trúc sư giải tỏa kết cấu. Các công trình của ông chối bỏ sự hào nhoáng lạnh lùng của Chủ nghĩa hiện đại, để hòa nhập với môi trường và tạo ra những không gian gần gũi đời sống hơn. Triết lý này được thể hiện rõ nhất qua nhà riêng mang vẻ gồ ghề hỗn loạn của chuỗi kim loại và kính của ông tại Venice và California. Trên thực tế, những công trình đầu tay của Gehry gần như chỉ có đường thẳng và góc, khác xa phong cách điêu khắc gồ ghề mà ông dùng bây giờ. Phải tới tận khi ông thiết kế Bảo tàng Thiết kế Vitra – công trình đầu tiên khiến ông nổi danh ở châu Âu – phong cách đặc trưng bây giờ của Gehry mới xuất hiện.

kienviet_bao_tang_thiet_ke_vitra_7.jpg?resize=640%2C395&ssl=1Với sự hợp tác của KTS người Đức Günter Pfeifer, Bảo tàng là dấu mốc đánh dấu sự chuyển đổi rõ ràng của Gehry từ những công trình Giải tỏa cấu trúc quy mô nhỏ thành những công trình lớn hơn và đẹp hơn làm nên tên tuổi ông ngày nay. Không góc cạnh hoàn toàn cũng không uốn cong hoàn toàn, công trình là sự kết hợp khéo léo giữa góc cạnh và uốn cong tại những góc ẩn trong cấu trúc. Các bức tường cong từ thạch cao trắng có thể là kết quả sau khi tham khảo từ Nhà nguyện Notre Dame du Haut của Le Corbusier. Thêm nữa, phần mái và một số mặt tường được bọc thép không chỉ là kết quả sau khi tham khảo một xưởng gần đó của Nicholas Grimshaw, mà còn trở thành đặc trưng trong các công trình sau này của Gehry – những tòa nhà bọc thép.

kienviet_bao_tang_thiet_ke_vitra_4.jpg?resize=363%2C525&ssl=1kienviet_bao_tang_thiet_ke_vitra_5.jpg?resize=375%2C525&ssl=1Bên cạnh cảm hứng từ nhà nguyện Notre Dame du Haut, những đường cong của bảo tàng cũng gợi nhớ tới nhà máy Vitra bên cạnh với chủ đề chính là những đường cong thanh thoát nhẹ nhàng. Mục đích là gợi nên cảm giác tập thể, phù hợp với một địa phương sản xuất công nghiệp. Bên cạnh cảm hứng từ nhà nguyện Notre Dame du Haut, những đường cong của bảo tàng cũng gợi nhớ tới nhà máy Vitra bên cạnh với chủ đề chính là những đường cong thanh thoát nhẹ nhàng. Mục đích là gợi nên cảm giác tập thể, phù hợp với một địa phương sản xuất công nghiệp.

kienviet_bao_tang_thiet_ke_vitra_6.jpg?resize=640%2C442&ssl=1Tuy chỉ có không gian trưng bày khiêm tốn là 743 mét vuông, Bảo tàng Thiết kế Vitra vẫn là một trong những tổ chức thiết kế hàng đầu thế giới. Không gian trưng bày chiếm 2 tầng của bảo tàng với một loạt các phòng triển lãm (2 trong số đó được kết nối bởi một cầu thang xoắn ốc đầy ấn tượng).

Trên mái có cửa sổ chữ thập khiến cả không gian triển lãm như bừng sáng. Từ chỉ có khoảng 200 chiếc ghế đương đại của Giám đốc điều hành Vitra Rolf Fehlbaum, bộ sưu tập nội thất chính hiện nay đã bao gồm hơn 6000 hiện vật như ghế, bộ cutlery, thiết bị điện tử tiêu dùng và nguyên mẫu kiến trúc.

kienviet_bao_tang_thiet_ke_vitra_5-2.jpg?resize=640%2C457&ssl=1Bảo tàng Thiết kế Vitra mở cửa đón khách năm 1989, trải qua ba thập kỉ, bảo tàng càng ngày càng phát triển. Không gian linh hoạt, năng động, kết nối gây ấn tượng sâu đậm với khách tham quan, nhà văn và nhà phê bình kiến trúc Paul Heyer đã ca ngợi công trình này, gọi đây là ‘một vòng xoáy trắng không ngừng thay đổi, những không gian tưởng không liên quan mà tương tác mạnh mẽ, thay nhau thể hiện kết cấu bên ngoài. Một công trình nhất quán, tổng thể, đan xen.” Bản thân KTS Gehry cho biết Bảo tàng thiết kế Vitra như một bản hùng ca thay đổi cả đời ông: “Tôi yêu từng hình dáng mà tôi phác thảo ra, nhưng tôi chưa từng nghĩ tôi sẽ dùng chúng trong một tòa nhà. Bảo tàng Vitra tại Đức là công trình đầu tiên giúp tôi làm được điều đó.” Dù người khác nhìn nhận thế nào, phong cách kiến trúc độc đáo của Gehry đã trở thành một hiện tượng toàn cầu – một cảm giác được sinh ra trong một bảo tàng khiêm tốn tọa lạc ở một nhà máy miền xa nước Đức.

HD (theo Archdaily)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022