Hàng ngày, chị Ánh Quyên ở Ba Vì (Hà Nội) đều dành thời gian buổi tối và các ngày nghỉ cuối tuần để chăm sóc, tỉa lá bón phân cho vườn hồng của gia đình. Nhìn vườn hồng cả trời thương nhớ nở rực rỡ, tỏa hương thơm ngát là niềm vui giúp chị Ánh Quyên thư giãn, quên đi những mệt mỏi trong công việc.

Nhiều chị em nhìn vườn hồng của chị rồi nhắn tin hỏi đầu tư có nhiều tiền không? Có bạn kể đầu tư cả 500 triệu đồng nhưng vườn hồng chẳng đi đến đâu. Thú thật, tôi yêu hoa lắm nhưng cũng phải nhìn vào điều kiện kinh tế gia đình. Tiền lương hàng tháng tôi để dành chi tiêu, còn tiền thưởng thì để mua hoa.

-Mẹo 1 chọn giống hồng: Trong vườn chị Ánh Quyên nhiều nhất là hồng đào cổ, hồng tường vi, hồng cổ Sapa, hồng bạch vì những loài hồng này sai hoa, rất thơm, dễ trồng, dễ chăm sóc. Vì bận công tác không có nhiều thời gian chăm sóc nên những giống hồng này đều phù hợp với đất và người.

photo-2-15217092905641256331774.jpg
Để tiết kiệm chị Ánh Quyên chọn mua những cây hồng còn bé, ương tầm khoảng 1 năm rồi đem về nhà trồng, chăm sóc.

Tùy từng loại hồng, những cây bé giống hồng bé sẽ dao động trong khoảng 100.000 – 200.000/cây. Chị Quyên thường ưu tiên chọn những cây hồng được chiết thay vì chọn cây ghép. Theo chị Quyên những cây hồng được chiết sẽ sống khỏe, bật mầm tốt, sai hoa hơn cây ghép.

-Mẹo 2 cách trồng: Chị Ánh Quyên cho biết muốn cây hồng sai hoa, nhanh lớn nên đào hố rộng, rải đều phân chuồng trước rồi mới bứng cây trồng xuống đất. Hoa hồng ưa ánh nắng, đất tơi xốp và thoát nước tốt.

-Mẹo 3 bón phân: Người trồng cần cắt tỉa liên tục và bón phân sau mỗi kỳ hoa. Mỗi lần hoa nở đều nở đồng loạt do chị cắt tỉa đồng loạt từng lứa. Về phân bón, chị Ánh Quyên thường dùng phân cá, phân gà, phân thỏ, phân đầu trâu để bón cho hoa. Tùy vào gốc hồng to hay bé sẽ bón lượng phân thích hợp. Nếu bón ít quá cây không đủ chất dinh dưỡng, bón phân nhiều quá, hoa hồng dễ bị xót, chết cây.

-Mẹo 4 phòng, trừ sâu bệnh: Nên chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho vườn hồng theo định kỳ. Chị Ánh Quyên cho biết: Do chị lấy cánh hoa hồng phơi khô làm trà uống nên việc phòng trừ sâu bệnh hoàn toàn thủ công và do chị tự chế.

photo-5-1521709290567963810044.jpg
Cụ thể: Để phòng trừ sâu bệnh chị Ánh Quyên thường nghiền 0.5 kg tỏi + 1 kg ớt + 1 lít rượu (trên 40 độ). Lấy 100 ml hỗn hợp trên pha với 1 bình nước 20 lít và phun đều lên mặt cây hồng. Phun liên tục trong 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
photo-8-1521709290574312128733.jpg
Ngôi nhà hoa hồng của chị Ánh Quyên ở xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội không chỉ có nhiều loài hoa hồng mà còn ấn tượng bởi nữ chủ nhân xinh xắn, khéo léo chăm sóc, sắp xếp không gian để vườn hồng gây thương nhớ cho hàng ngàn chị em yêu hoa.
photo-11-15217092905781920848761.jpg
Chia sẻ kinh nghiệm cắt tỉa để vườn hồng nở rực rỡ cùng một dịp theo ý muốn chị Ánh Quyên cho biết: "Hồng tường vi đúng 60 ngày là nở rực rỡ, còn hồng đào đúng 56 ngày và hồng sa pa và một số hồng khác lại đúng 53 ngày là nở rực rỡ. Để có vườn hồng nở rực rỡ vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, chị Ánh Quyên cắt tỉa hoa hồng vườn vào ngày 15.11.2017 âm lịch cùng một ngày".
photo-14-15217092905801996547041.jpg
"Ngôi nhà có hoa hồng trải dài từ cổng vào tận nhà. Hai bên hàng rào là những gốc hồng tường vi leo màu đỏ có mùi thơm ngọt. Quanh nhà và hiên sân, những bụi hồng đào cổ dìu dịu màu phấn hồng lãng mạn và tỏa hương ngào ngạt. Còn lại toàn bộ từ sân trở là trồng hồng cổ Sapa và một số giống hồng khác”, chị Quyên mô tả.
photo-17-1521709290582312506381.jpg
Tuy vườn hồng mới được chị trồng được 2 năm nhưng những bụi hồng bung nở rực rỡ, đẹp đến mê mẩn, phát hờn. Chia sẻ trên các trang mạng xã hội, vườn hồng của chị Ánh Quyên nhận được rất nhiều lời khen, ngưỡng mộ và gây thương nhớ cho hàng ngàn chị em yêu hoa.
photo-20-152170929058692341680.jpg
Theo chị Ánh Quyên đối với hoa hồng thì phấn trắng là nặng nhất. Để chữa dứt điểm bệnh này, chị Ánh Quyên thường lấy 2 hộp sữa chua không đường + 2 – 3 thìa cà phê dầu ăn + 2 lít nước, dùng bình xịt xịt đều hỗn hợp này lên mặt lá. Xịt liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Theo Thanh Lan

Dân Việt

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022