Cùng xu hướng thay đổi trong bối cảnh hiện nay, nhiều ngành nghề "độc lạ" cũng theo đó được ra đời và phát triển dựa trên nền tảng về nhu cầu. Mặc dù được hình thành trong thời gian ngắn nhưng nhiều nhóm ngành đã khiến các sinh viên, phụ huynh không khỏi mong đợi về cơ hội việc làm đa dạng với mức thu nhập mơ ước.

Công nghệ Game

Nếu trước kia, việc chơi Game luôn gắn liền với những vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập thì hiện tại mọi thứ đã dần chuyển hướng sang các vấn đề về nhu cầu. Từ năm 2010, việc đào tạo các môn học về Game đã được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn đưa vào chương trình Kỹ sư Công nghệ Đa phương tiện.

photo-5-17142756500321891334818.jpg

Ngành Game hứa hẹn sẽ thu hút lượng lớn sinh viên lựa chọn theo học

Trong năm nay, trường cũng đã chính thức mở ngành đào tạo này với tên gọi Thiết kế và Phát triển Game, chính thức trở thành ngôi trường đầu tiên giáo dục chuyên sâu trong lĩnh vực này. Ngành Game cũng hứa hẹn sẽ dẫn đầu xu thế trong tương lai bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và nhu cầu giải trí cao của con người.

Kinh tế Thể Thao

Thời điểm hiện tại, nguồn lao động liên quan đến nhân lực về Quản lý và Truyền thông về thể thao đang bị thiếu hụt. Chính vì vậy, các nhóm ngành liên quan đến Kinh tế Thể thao hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Ngành nghề được xác định với bao gồm những hoạt động kinh doanh liên quan đến thể thao và giải trí.

photo-4-1714275647756923068039.jpg

Kinh tế Thể thao hứa hẹn về cơ hội việc làm đa dạng

Sinh viên có thể lựa chọn theo học Kinh tế Thể thao tại một số trường như: Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Đại Nam, Đại học Hoa Sen... Về cơ hội nghề nghiệp, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể lựa chọn làm việc liên quan đến truyền thông, sự kiện, marketing... trong lĩnh vực thể thao.

Công nghệ Nghệ thuật

Đại học Kinh Tế TP.HCM chính thức mở thêm ngành ArtTech (Công nghệ Nghệ thuật) trong năm nay. Đây là lần đầu tiên một chương trình ArtTech chuyên sâu được đưa vào đào tạo bậc đại học tại nước ta. Ngành học được biết đến với sự giao thoa giữa nghệ thuật và công nghệ, từ đó tạo ra các sản phẩm, nội dung chất lượng trong lĩnh vực có liên quan.

photo-3-1714275646284805672760.jpg

ArtTech lần đầu tiên được đưa vào chương trình giáo dục bậc đại học

Sinh viên có thể ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực như: Giải trí, truyền thông, sự kiện, quảng cáo, biểu diễn... Với nhu cầu cao về giải trí, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ và các giá trị về nghệ thuật, đây hứa hẹn sẽ là ngành học cần nguồn nhân lực cao với cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong thời gian tới.

Quốc tế học

Vừa qua, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM đã công bố đề án tuyển sinh cho năm nay cùng một số ngành nghề mới với nhiều chương trình học khác nhau. Theo đó, ngành đào tạo Quốc tế học nhận được sự quan tâm từ đông đảo sinh viên với cơ hội việc làm rất đáng mơ ước.

photo-2-17142756447341539080074.jpg

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM đưa Quốc tế học vào chương trình đào tạo

Quốc tế học là ngành học nghiên cứu liên ngành có khuynh hướng dựa trên các ngành khoa học xã hội (khoa học chính trị, kinh tế học, xã hội học, luật học và truyền thông) và nhân văn (lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ). Từ nền tảng này, sinh viên có thể làm việc trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau tại các tập đoàn đa quốc gia, cơ quan truyền thông, cơ quan ngoại giao...

Nghệ thuật số

Nghệ thuật số là ngành vận dụng công nghệ số vào quá trình sáng tạo, tạo ra các sản phẩm nghệ thuật, truyền tải thông điệp trên nền tảng công nghệ. Nguồn nhân lực xuất phát từ nhóm ngành này có thể làm việc nổi bật trong lĩnh vực truyền thông, phim ảnh, quảng cáo... với thu nhập đầy hứa hẹn.

photo-1-1714275642692341239190.jpg

Nghệ thuật số là ngành học triển vọng bởi nhu cầu giải trí tăng cao

Hiện cả nước có 2 trường đại học mở ngành học Nghệ thuật số: Đại học Công nghệ TP.HCM và Đại học Hoa Sen. Suốt nhiều năm qua, những ngôi trường này luôn nhận được sự tin tưởng của sinh viên bởi chất lượng đào tạo vượt bậc.

Tổng hợp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022