Ronald Ferguson, tác giả cuốn sách "Những nguyên tắc nuôi dạy con đạt thành tích cao", là nhà kinh tế học và đã giảng dạy tại Đại học Harvard gần 40 năm. Trong khoảng thời gian 15 năm, tác giả đã phỏng vấn 200 trẻ em đạt thành tích cao và cha mẹ của họ, từ đó phát hiện ra sự thật này: Mặc dù cha mẹ của những đứa trẻ đạt thành tích cao có xuất thân và hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng trong những năm đầu đời của con cái, họ áp dụng phương pháp nuôi dạy giống nhau một cách đáng ngạc nhiên. Tác giả đặt tên cho mô hình này là "Quy tắc nuôi dạy con cái chiến lược".

Bí ẩn giúp nuôi dạy con thành đạt

Rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng phong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển suốt đời của trẻ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nhìn thấy sự xuất hiện của những tài năng xuất sắc chứ không tận mắt chứng kiến gia đình họ đã làm gì.

Nhiều cuốn sách cố gắng khám phá làm thế nào tài năng có thể dẫn đến thành công phi thường, nhưng hầu như tất cả chúng đều chỉ giới hạn ở những mô tả về trẻ em. Nghiên cứu khoa học xã hội luôn tập trung vào những hành vi xấu của trẻ trong thời thơ ấu và cách cha mẹ có thể ngăn ngừa, giải quyết vấn đề chứ không chú trọng vào cách nuôi dưỡng những tài năng xuất chúng.

Những người có hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau thể hiện phong cách nuôi dạy con cái khác nhau, nhưng thực tế là người thành công đến từ khắp nơi trên thế giới, bất kể chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội, trình độ học vấn, tín ngưỡng và quốc tịch. Điều độc đáo là họ đều nhận được một phong cách nuôi dạy có nhiều điểm tương đồng. Những điểm này xuất phát từ chính cha mẹ của họ.

photo-3-1714470683689754338380.png

Trọng tâm của các phương pháp nuôi dạy con cái chiến lược được các bậc cha mẹ thành công sử dụng là giúp trẻ phát huy tiềm năng cao nhất và đạt được hạnh phúc. Cha mẹ truyền cảm hứng cho con phát triển các khả năng trí tuệ, kỹ năng sống, khả năng bộc lộ cảm xúc… để chúng có thể chuẩn bị cho sự thành công trong tương lai.

Những bậc cha mẹ này, bất kể họ là người có trình độ học vấn cao hay không, đều sẽ dạy con những khái niệm số đơn giản, nhận biết các từ cơ bản, nói chuyện bình đẳng với con, tôn trọng ý kiến của con và suy nghĩ kỹ về cách trả lời các câu hỏi của con.

Bất kể giàu hay nghèo, những bậc cha mẹ này đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và có những kỳ vọng tốt đẹp về tương lai cho con thấy.

Không phải mọi đứa trẻ đều trở nên siêu phàm, đỗ vào Harvard hay trở thành triệu phú, nhưng với bộ quy tắc này, cha mẹ đã vận dụng nó để thúc đẩy sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống của con mình, bất kể tiềm năng của con họ như thế nào.

photo-2-1714470679999970405016.png

Định nghĩa của sự thành công

Nói một cách đơn giản, thành công là việc đạt được mục tiêu. Chủ nghĩa khoái lạc tin rằng mục đích của cuộc sống là trải nghiệm niềm vui lớn nhất có thể, trong khi tránh được nỗi đau, và thành công đó được xác định bằng việc thỏa mãn những ham muốn vật chất và thể xác của một người.

Triết lý của Aristotle tin rằng mục tiêu của thành công là sự tự nhận thức, đề cập đến đỉnh cao và sự trưởng thành mà mỗi một cá nhân phải trải qua, trong quá trình theo đuổi các mục tiêu đầy thử thách. Nghĩa là, bạn có thể trải nghiệm bản thân tốt nhất bằng cách phấn đấu để làm chủ được điều gì đó.

Nghiên cứu hiện đại đồng ý rằng việc theo đuổi sự tự nhận thức có thể thúc đẩy việc đạt được hạnh phúc, trong khi nỗi ám ảnh về các mục tiêu khoái lạc thường ít đóng góp vào việc cải thiện sự hài lòng trong cuộc sống, thậm chí còn có tác động hủy diệt.

Dù nhà cửa, xe hơi sang trọng khiến con người hạnh phúc nhưng bậc cha mẹ khôn ngoan hiểu rằng của cải vật chất chỉ là vật trang trí đẹp đẽ cho thành tích nuôi dạy con có chiến lược. Về cơ bản, một đứa trẻ nên được nuôi dạy thành công để đạt được công thức: Ý thức về sứ mệnh (mục đích) + sự tự chủ (kỷ luật) + trí thông minh = nhận thức đầy đủ về bản thân.

Yếu tố đầu tiên, sứ mệnh, đề cập đến một mục tiêu hoặc lý tưởng. Nó có thể là mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn, đơn giản hoặc phức tạp, tùy thuộc vào nhận thức của trẻ.

Yếu tố thứ hai, sự tự chủ, là sự chủ động bắt đầu hướng tới mục tiêu đã đặt ra.

Yếu tố thứ ba, trí thông minh, là khả năng thực hiện các nhiệm vụ mang tính thử thách về mặt nhận thức, chẳng hạn như khả năng giải quyết những khó khăn trong học tập; khả năng thu thập thông tin từ môi trường xung quanh, hiểu thông tin và sử dụng nó để đưa ra các quyết định mang tính chiến lược trong cuộc sống.

Điều thực sự đáng chú ý ở những đứa trẻ đạt thành tích cao là chúng dường như có sự tự tin ngay từ khi còn nhỏ, như thể chúng nắm trong tay bí quyết để chiến thắng. Trẻ có khả năng sử dụng những gì đã học để đặt câu hỏi và xem xét ý nghĩa đằng sau, hình thành những hiểu biết sâu sắc của riêng mình và sau đó thể hiện, hoặc phát triển chúng theo cách mình muốn..

Những đứa trẻ thành công này thường lựa chọn việc học và kỹ năng của mình một cách có mục đích; trong khi những thần đồng bị ép buộc, đóng khung từ sớm lại đánh mất cơ hội này, rồi dần dần vuột mất thành công trong tương lai.

Bên cạnh đó, những bậc cha mẹ khôn ngoan luôn cố gắng thỏa mãn trí tò mò của con mình, khơi dậy niềm đam mê kiến thức và dạy chúng kinh nghiệm. Chính những thử thách sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển và quyết định trẻ sẽ đi xa tới đâu, chứ không phụ thuộc vào việc trẻ có là thần đồng từ nhỏ hay không.

photo-1-1714470676962122622940.png

Cha mẹ bậc thầy là những nhà chiến lược tài ba. Họ sẽ quan sát quá trình trưởng thành và học tập của con mình, điều chỉnh phương pháp kịp thời, hướng dẫn sự phát triển của con và hướng tới những mục tiêu đã hình dung với quyết tâm cao độ.

Nói cách khác, cha mẹ lái xe ra đường và để con đi bộ nốt quãng đường còn lại. Trong quá trình tìm giải pháp, trẻ học cách tự mình tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề và tận hưởng niềm vui trong quá trình đó, chứ không mong đợi hay dựa dẫm vào người khác. Ngay cả đối với người lớn, việc thảo luận và thử nghiệm tích cực sẽ có lợi hơn việc ngồi và lắng nghe thụ động.

*Nguồn: Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022