Đề thi tốt nghiệp THPT thường phân bố tỷ trọng câu hỏi lý thuyết hữu cơ nhiều hơn bài tập tính toán. Cũng như hóa vô cơ, muốn nắm vững phần hóa hữu cơ, học sinh phải nắm vững lý thuyết nền tảng, từ đó mới giải các bài tập.
Thầy Phạm Lê Thanh trong một tiết dạy Hoá học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trong quá trình ôn luyện kiến thức và làm bài thi phần Hóa hữu cơ, các em cần lưu ý bốn điểm sau:
Thứ nhất, cần hệ thống hóa toàn bộ kiến thức hóa hữu cơ phần nhóm định chức Ancol đến Este theo sơ đồ tư duy thể hiện mối quan hệ giữa các chuyển hóa, tính chất hóa học gây ra bởi từng nhóm chức để dễ nhớ.
Lấy ví dụ:
Thứ hai, hệ thống hóa từng nhóm chức đặc trưng (chủ yếu chương trình Hóa học 12) theo từng chương. Các em có thể làm theo cách này:
Sau khi lập xong sơ đồ tư duy, các em dựa vào đó có thể dễ dàng giải quyết các dạng câu hỏi lý thuyết có liên quan trong đề thi theo hướng hiểu và vận dụng. Cách tốt nhất để nhớ linh hoạt kiến thức là luyện tập các câu hỏi đếm số chất, đếm số phát biểu, đếm số phản ứng trong các đề thi thử, đề minh họa Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lấy ví dụ:
Thứ ba, khi làm bài thi phần hóa hữu cơ, các em phải chọn câu hỏi lý thuyết để giải quyết trước sau đó mới đến phần bài tập. Trong quá trình làm các câu hỏi lý thuyết, phải đọc thật kỹ từng chữ để tránh nhầm lẫn, đặc biệt là các câu đếm số phản ứng và đếm số phát biểu đúng sai.
Lấy ví dụ:
Cuối cùng, khi xử lý bài tập tính toán hóa hữu cơ, học sinh cần có những thủ thuật riêng, nhìn phản ứng dưới lăng kính chuyển hóa nhóm chức, quy về công thức chung tổng quát kết hợp công cụ bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, sơ đồ hợp thức kết hợp công thức kinh nghiệm.
Các công thức kinh nghiệm này rất thường gặp trong đề thi, chỉ cần một dòng bấm máy các em đã có thể chọn ngay kết quả. Các em cần viết lại các công thức kinh nghiệm này để dễ nhớ, xử lý nhanh bài tập khi gặp.
Lấy ví dụ:
>>Xem điểm chuẩn năm 2020 của hơn 200 đại học
Phạm Lê Thanh