Xuyên suốt chương trình THPT, môn Hóa học chia làm hai mảng chính: Vô cơ và hữu cơ. Đề thi THPT quốc gia trước đây và nay là thi tốt nghiệp THPT, tỷ trọng câu hỏi lý thuyết nhiều hơn bài tập tính toán.
Trong quá trình ôn luyện Hóa vô cơ, học sinh cần chú ý bốn nguyên tắc. Thứ nhất, các em cần xác định mục tiêu ứng với mức độ điểm số cần đạt được để có thể đậu vào các trường đại học, từ đó xây dựng chiến thuật ôn tập phù hợp.
Các các câu hỏi từ đơn giản đến vận dụng cao đều có điểm số là 0,25; khi xác định được mục tiêu các em sẽ tập trung thời gian vào vùng lấy điểm thay vì lan man làm tất cả câu hỏi.
Trong khi làm bài thi, việc phân bổ thời gian là cực kỳ quan trọng, tùy thuộc vào mục tiêu đạt số điểm ở các mức để có sự tính toán hợp lý. Ví dụ ở mục tiêu 7-8 điểm, các em chỉ cần ôn những dạng câu hỏi lý thuyết thuộc chương trình lớp 12.
Bí quyết để học nhanh nội dung này là những dòng chữ màu xanh in đậm trong sách giáo khoa. Sau khi học thuộc, các em vận dụng ngay vào việc giải câu hỏi liên quan trong các đề thi thử, đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đề thi các năm trước.
>>Xem đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Thứ hai, cần có phương pháp học lý thuyết khoa học và hiệu quả. Bản chất của Hóa học là lý thuyết, lý thuyết nền tảng cũng chính là chìa khóa để giải bài tập. Do đó, học sinh nên coi trọng phần lý thuyết và học kỹ, nắm thật chắc lý thuyết.
Lý thuyết Hóa trong chương trình rất đa dạng, theo hướng học để hiểu chứ không phải học thuộc lòng. Ở mỗi phản ứng hóa học, chỉ cần thay đổi dữ kiện thì hướng phản ứng và sản phẩm tạo thành sẽ rất khác nhau, từ đó đáp án cũng sẽ khác. Trong quá trình ôn luyện và làm bài thi, học sinh phải đọc kỹ từng câu, từng chữ.
Cách tốt nhất để nhớ linh hoạt kiến thức là luyện tập câu hỏi đếm số chất, đếm số phát biểu, số phản ứng. Mỗi câu đếm phản ứng, đếm phát biểu như vậy có giá trị ôn luyện tổng hợp kiến thức vô cơ bằng 4-5 câu bình thường.
Lấy ví dụ:
Một cách khác để học lý thuyết là tập vẽ sơ đồ tư duy, hệ thống hóa nội dung kiến thức từng chương, chú trọng chương trình lớp 12. Với kiến thức Hóa vô cơ, nên xem kỹ phần Đại cương kim loại vì chương này hầu như tóm gọn toàn bộ lý thuyết quan trọng: Tính chất vật lý, hóa học; điều chế kim loại; ứng dụng...
Các em vẽ sơ đồ tư duy hệ thống theo từng nội dung chính rồi từ các nhánh chính này chẻ ra nội dung quan trọng liên quan đến hợp chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm, sắt, crom để dễ dàng hệ thống hóa.
Thầy Phạm Lê Thanh trong một tiết dạy học tháng 5. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thứ ba, sau khi nắm chắc phần kiến thức lý thuyết vô cơ lớp 12, các em dành khoảng một phần ba thời gian ôn luyện để rà soát nội dung vô cơ lớp 11 ở các phần: Sự điện ly (chú trọng phản ứng trao đổi ion trong dung dịch); Phân bón hóa học (quy ước tính độ dinh dưỡng từng loại phân); Cacbon - Silic (hợp chất của cacbon, ứng dụng, điều chế).
Cuối cùng, xử lý bài tập tính toán cơ bản cần có thủ thuật riêng, các em cần dành thời gian ôn luyện công cụ giải toán hóa học gồm: Bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, sơ đồ hợp thức kết hợp công thức kinh nghiệm.
Các công thức kinh nghiệm này rất thường gặp trong đề thi, chỉ cần một dòng bấm máy các em đã có thể chọn ngay kết quả. Các em có thể dùng một quyển sổ tay ghi chú lại để học.
Lấy ví dụ:
Học sinh cần tập dợt các dạng bài tập này trong đề thi thử, đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo để làm quen, thêm tự tin, đồng thời đánh giá được lượng kiến thức hiện có. Trong quá trình làm bài thi thử, học sinh cần rèn luyện theo nguyên tắc "nắm chắc - ăn chắc", làm câu nào chắc chắn ghi điểm câu đó; câu nào chưa chắc nên đánh dấu rồi dành thời gian xem lại.
Các em nên ưu tiên câu lý thuyết làm trước,khi đã làm tốt rồi sẽ có tâm lý thoải mái, tự tin để tiếp tục với các câu hỏi tiếp theo.
>>Xem điểm chuẩn năm 2020 của hơn 200 đại học
Phạm Lê Thanh