1. Chuẩn bị tư tưởng là rất quan trọng

Người Nhật sống ở trong một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, sóng thần... vậy nên ngay từ khi còn nhỏ họ đã được dạy về những điều cần làm, cách ứng khó khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, đối với những du học sinh tại Nhật Bản, họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và có cả những quốc gia hiếm khi xảy ra thiên tai, rất khó để họ kịp phản ứng ngay lập tức khi động đất xảy ra.

Do đó, tâm lý chung của mọi người chính là... hoảng loạn, la hét khi động đất xảy ra. Điều quan trọng là lúc này đây, các bạn phải giữ bình tĩnh bởi khi bình tĩnh, bạn mới đủ tỉnh táo để đưa ra những quyết định đúng đắn về sau.

Người ta thường nói "phòng bệnh hơn chữa bệnh", vậy nên trước đó, nếu có cơ hội chúng ta cũng nên tham gia các khóa tập dượt khi động đất xảy ra. Mỗi tỉnh ở Nhật Bản đều có một trung tâm phòng chống thiên tai. Tại đây có các góc trải nghiệm động đất và công tác phòng cháy chữa cháy. Khi tham gia các khóa tập dượt này, bạn có thể trải nghiệm một trận động đất giống so với thực tế. Vậy nên, bạn hãy đến thăm tham gia khóa này thường xuyên nhé.

photo-3-170428411864823725213.jpg

Ảnh minh họa

2. Khi động đất xảy ra, chúng ta nên làm gì?

Nguyên nhân chính gây tử vong khi động đất xảy ra là các tòa nhà bị sập đổ và hỏa hoạn. Trong trận động đất lớn Hanshin-Awaji xảy ra vào tháng 1/1995, nhiều nạn nhân đã thiệt mạng do cháy. Vậy nên trong trường hợp thiên tai xảy ra, 3 điều dưới đây mọi người nhất định phải nằm lòng: (1) Đảm bảo an toàn cho chính mình; (2) Phòng cháy chữa cháy; (3) Đảm bảo lối thoát hiểm.

Tại thời điểm bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh bắt đầu rung lắc, làm thế nào để tuân thủ những điều trên một cách nhanh chóng là điều vô cùng quan trọng. Lúc này, bạn có thể xem xét cường độ rung chuyển của một trận động đất có lớn không? Khi trận động đất mạnh cấp 7, mọi người gần như không thể di chuyển, các vật dụng bay lung tung… Dù thế nào, bạn vẫn phải cố gắng đến được Hội trường Phòng chống Thiên tai gần nhất.

Khi ở trong nhà

Thông thường, rung lắc mạnh xảy ra trong những phút đầu tiên. Hãy bắt đầu bằng cách chui xuống gầm bàn và giữ chặt chân bàn để bảo vệ bản thân khỏi các vật rơi đang văng khắp nơi.

photo-2-170428411757426221724.jpg

Ảnh minh họa

Khi cường độ động đất không quá mạnh và bạn vẫn có thể di chuyển được, nhưng xung quanh xuất hiện những đám cháy nhỏ hoặc những tác nhân có thể gây cháy thì hãy cố gắng hãy dập tắt ngay. Ngoài ra, hãy nhớ đi dép hoặc giày để giữ an toàn cho đôi chân của bạn. Nếu đám cháy đã lan ra khu vực xung quanh, hãy bình tĩnh dập tắt đám cháy. Tuy nhiên, nếu cường độ rung lắc quá mạnh, thì ưu tiên lúc này là phải tìm cách thoát ra thật nhanh.

Ngoài ra, mở cửa ra vào và cửa sổ để đảm bảo lối thoát nếu tình hình khẩn cấp xảy đến. Một điều quan trọng là đừng bao giờ hoảng sợ hoặc nghĩ cách chạy ra khỏi căn phòng bởi lúc này các mảnh sành từ cửa sổ, hay các đồ vật có thể văng khắp nơi gây nguy hiểm cho bạn. Chỉ khi cường độ quá mạnh, hoặc căn nhà có nguy cơ bị sập hoặc đám cháy đang lan ra xung quanh và không thể dập tắt thì tìm cách sơ tán ra bên ngoài ngay. Khi quyết định sơ tán ra bên ngoài, hãy chú ý mọi thứ xung quanh và hành động cẩn thận!

Khi ở ngoài trời

- Bảo vệ đầu bằng cặp đi học, áo khoác… Trước hết, điều quan trọng nhất là ngăn các vật rơi đập vào đầu.

- Không đến gần các tòa nhà, máy bán hàng tự động, cửa sổ kính, biển hiệu, cột điện thoại hay các vật thể khác dễ bị ngã, đổ.

- Cố gắng đi đến một khu vực rộng lớn, thoáng đãng.

Khi ở trong một trung tâm mua sắm dưới lòng đất hoặc tàu điện ngầm

- Bảo vệ đầu bằng cặp đi học, áo khoác….

- Không tiếp cận những thứ dễ bị rơi hoặc đổ, chẳng hạn như cột đèn điện, cửa sổ kính và biển hiệu.

Trung tâm mua sắm dưới lòng đất thường khá an toàn. Nó ít rung lắc hơn và ngay cả khi mất điện, nó vẫn có hệ thống chiếu sáng khẩn cấp. Ngoài ra, cứ 60 mét ở nơi đây lại có lối thoát hiểm. Đừng hoảng sợ và làm theo hướng dẫn của ban quản lý nhé!

Nếu mất điện, không gian xung quanh sẽ tối sầm và khiến mọi người hoảng loạn, thậm chí xảy ra tình trạng dẫm đạp. Vậy nên, hãy chờ đợi một chút đến khi hệ thống đèn khẩn cấp sẽ được kích hoạt, không nên di chuyển trong bóng tối.

photo-1-1704284116703507809360.jpg

Trẻ em Nhật học trùm mũ, khom lưng diễn tập chống động đất

Khi ở trong các cửa hàng bách hóa và tòa nhà

- Bảo vệ đầu bằng cặp đi học, áo khoác….

- Mở các cử, cửa sổ kính hoặc các vật dụng như thiết bị và đồ nội thất.

- Tìm lối thoát hiểm, lưu ý không sử dụng thang máy.

Sau khi rung lắc lắng xuống

- Kiểm tra sự an toàn mọi thứ xung quanh. Nếu ai đó bị thương, hãy thử sơ cứu tại chỗ nếu có thể hoặc gọi xe cứu thương.

- Xác định xem có hỏa hoạn không. Nếu có, hãy dập tắt đám cháy một cách bình tĩnh.

- Nếu bạn đang ở nhà, hãy đổ đầy bồn tắm trong phòng tắm.

- Thu thập thông tin về thiên tai thông qua truyền hình và đài phát thanh.

- Nếu ngôi nhà có tình trạng sắp bị sập, hãy sơ tán ra nơi khác. Trước khi đi hãy tắt công tắc điện và ga.

3. Chúng ta có thể sơ tán đến đâu?

Nếu bạn muốn sơ tán ra bên ngoài, bạn nên đi đâu trước? Có các địa điểm sơ tán tạm thời, các địa điểm sơ tán diện rộng và nơi trú ẩn sơ tán ở nhiều nơi khác nhau. Đi đến "Khu sơ tán tạm thời" trước. Nếu tình hình nguy hiểm, hãy đến một "địa điểm sơ tán trên diện rộng". Cuối cùng, đi đến "nơi trú ẩn".

Theo Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022