Vậy ngành ngân hàng có gì thú vị mà có sức hút lớn như vậy, cơ hội việc làm của ngành này ra sao?

Những thông tin chung về ngành ngân hàng

Ngân hàng là ngành học đào tạo các kiến thức và kỹ năng liên quan đến dịch vụ tài chính ngân hàng, các giao dịch, cách vận hành và lưu thông tiền tệ, phương pháp quản trị tín dụng. Ngoài ra, ngành ngân hàng còn dạy thêm các kiến thức về quản lý tài chính doanh nghiệp, quản trị tiền tệ, quản trị ngân hàng, quản trị doanh nghiệp,... nhằm giúp cho người học nắm được quy trình hoạt động tài chính, kế toán, thuế, bảo hiểm trong ngân hàng,...

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, điều đó khiến cho nhu cầu nhân lực trong ngành ngân hàng chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập còn tác động rất lớn đến hoạt động tài chính ngân hàng và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta.

Những công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành ngân hàng

photo-1-1673539349852692421197.png

Sau khi tốt nghiệp ngành ngân hàng, cơ hội việc làm đối với người học rất rộng mở bởi có vô cùng nhiều những vị trí mà bạn có thể đảm nhận liên quan đến lĩnh vực này. Một số công việc phổ biến nhất đó là:

Giao dịch viên ngân hàng: Đây là công việc thường gặp nhất đối với sinh viên tốt nghiệp ngành ngân hàng. Vị trí này có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng, hỗ trợ các bộ phận khác như tín dụng, quản lý tiền mặt ATM/CMD, tiếp nhận và giải quyết các vấn đề với khách hàng

Nhân viên quản trị rủi ro tại ngân hàng: Công việc chính của vị trí này đó là phân tích, xây dựng các công cụ đo lường rủi ro, đảm bảo thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ các chính, hỗ trợ các bộ phận liên quan về chiến lược quản trị, lập các kế hoạch giám sát rủi ro.

Chuyên viên phân tích tài chính: đảm nhận công việc theo dõi, phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích rủi ro đầu tư, kế hoạch sản xuất, lập báo cáo tài chính, huy động, điều tiết nguồn vốn hợp lý, tư vấn cho cấp trên về chiến lược đầu tư, lập hệ thống kiểm soát tài sản của doanh nghiệp.

Nhân viên tín dụng: Vị trí này có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn, sau đó tư vấn và hỗ trợ khách hàng thủ tục vay vốn, thực hiện các công tác thẩm định tài sản bảo đảm, lên hợp đồng và chuẩn bị giấy tờ liên quan, lập hồ sơ giải ngân, thực hiện tất toán các hợp đồng, giải quyết tài sản thế chấp theo quy định.

Nhân viên kinh doanh: có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng, giải đáp các thắc mắc, tư vấn cho khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, huy động vốn và thực hiện cho vay đối với khách hàng có nhu cầu

Nhân viên vận hành: đảm nhiệm việc tham gia vào quy trình cải thiện chất lượng dịch vụ, hỗ trợ tương tác, liên lạc với khách hàng, kiểm tra các giao dịch trong ngân hàng, gửi các thông tin cần thiết đến phòng ban, kiểm soát chính sách và văn bản nội bộ.

Nhân viên kiểm toán: có vai trò giám sát và kiểm tra hoạt động của các phòng ban trong tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo vận hành đúng theo quy định của pháp luật, đánh giá nội bộ, tiến hành kiểm tra theo yêu cầu từ cấp trên, tổng hợp các báo cáo của phòng/ bộ, đề xuất phương án xử lý khi có vấn đề xảy ra

Chuyên viên tư vấn đầu tư: Chuyên viên đầu tư có vai trò tham gia vào quá trình tư vấn và cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp với khách hàng, tham mưu cho lãnh đạo những vấn đề liên quan về đầu tư, thực hiện lập các báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, hỗ trợ các chứng từ liên quan đến hợp đồng

Chuyên viên thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác kiểm tra chứng từ và các giấy tờ liên quan phục vụ cho việc giao dịch quốc tế, chuyển phát quốc tế, kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ và hồ sơ theo quy định, giải quyết các khiếu nại và thắc mắc của khách hàng, hướng dẫn khách hàng về giao dịch quốc tế và hoàn thiện hồ sơ khách hàng.

Nhân viên thu hồi nợ: công việc chính là xác định khoản nợ quá hạn của khách hàng và thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng về khoản nợ, đưa ra phương án xử lý tài sản bảo đảm,...

Làm ở đâu khi tốt nghiệp ngành ngân hàng?

Sau khi tốt nghiệp ngành ngân hàng, người học có thể làm việc tại rất nhiều nơi, ví dụ như:

Làm việc tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước, ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam,...

Làm việc tại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán, các tổ chức tư vấn tài chính,...

Làm việc tại các công ty kiểm soát hoặc các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước

Làm việc tại các cơ quan nhà nước như cục thuế, quỹ tín dụng, cục hải quan,...

Có thể làm việc tại các trường đại học với vai trò nghiên cứu sinh, giảng viên ngành ngân hàng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022