Con số này tăng đột biến so với 28 quyết định xử phạt của năm 2021, theo ông Nguyễn Đức Cường, Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Hội nghị tổng kết năm học với giáo dục đại học ở TP HCM, chiều 26/8. Ông Cường cho hay việc xử phạt chủ yếu liên quan đến công tác tuyển sinh, mở ngành đào tạo.

Cụ thể, nhiều trường chưa đủ điều kiện để thực hiện tự chủ nhưng vẫn tự chủ và tự mở ngành, sai phạm trong xác định chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh các trình độ chưa đúng quy định...

Thống kê của Bộ cho thấy có những trường trong vòng 3 năm mở mới 27 ngành. Hay có những ngành thời điểm mới mở thì đủ điều kiện nhưng sau một thời gian thì không đảm bảo nữa.

"Hậu quả của mở ngành nhưng không đảm bảo chất lượng là trường phải đóng ngành, chuyển sinh viên đã tuyển sang trường khác", ông Cường nói.

Ngoài ra, nhiều trường chưa công khai hoặc thông tin không đầy đủ về học phí, điều kiện đảm bảo chất lượng; vi phạm về quản lý tài chính.

ong-Cuong-9226-1693051900.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wn1EGiGlo0uPfntnPRugIQ

Ông Nguyễn Đức Cường, Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Hội nghị chiều 26/8. Ảnh: HCMUT

Theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi (2018), trừ khối ngành Sư phạm, các trường đại học được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và công khai với xã hội. Tuy nhiên, các trường phải đảm bảo năng lực đào tạo và không được tuyển vượt 3% chỉ tiêu đã đề ra.

Mỗi ngành đào tạo của trường có thể tăng chỉ tiêu tuyển sinh nếu đảm bảo các điều kiện: số lượng giảng viên trên sinh viên theo quy định (1/30), tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm trên 80%, kết quả tuyển sinh ở năm trước trên 80%.

Hồi tháng 4, Đại học Nông Lâm TP HCM, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng và một số trường khác bị Bộ Giáo dục và Đào tạo tước quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh do tuyển vượt số lượng quy định. Trước đó, năm 2022 có 78 trường bị xử phạt vì việc này. Ngoài ra, một số trường còn bị xử lý vì tuyển sinh không đúng đề án.

Lệ Nguyễn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022