Trong nền văn học thế giới có một nhà văn mỗi ngày viết đến 18 tiếng miệt mài, sáng tác 91 cuốn tiểu thuyết trong 20 năm. Ông chính là Balzac - nhà văn vĩ đại người Pháp. Old Man Goriot là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, kể về câu chuyện lão Goriot giàu có, người đã tiêu hết tài sản vì 2 cô con gái nhưng cuối cùng lại bị bỏ rơi và qua đời trong sự cô đơn. Bi kịch của lão Goriot thật đáng suy ngẫm: Nuông chiều con cái quá mức sẽ dẫn đến bi kịch.

Đây là cách nuôi dạy con cái mà nhiều cha mẹ áp dụng ngày nay. Họ tin rằng, dù nghèo đến mấy cũng không được để con sống trong túng thiếu. Dù họ nghèo nhưng con cái họ phải đủ đầy, không thua kém bạn bè. Nhiều bậc cha mẹ tằn tiện, khắc khổ nhưng luôn cố để con có đồ ăn ngon, quần áo đến từ thương hiệu nổi tiếng, theo học tại trường có chi phí cao. Họ coi con họ là tiểu hoàng đế mà không biết đây là cách giáo dục tai hại.

photo-2-1704040511400929512027.jpeg

Ông Balzac - nhà văn vĩ đại người Pháp.

Trẻ em được nuông chiều quá mức sẽ khó có cuộc sống tốt đẹp

Con gái lớn của lão Goriot rất coi trọng hình thức, thích phô trương, ngay cả chiếc xe ngựa cô đi cũng được dát vàng. Dù đã có chồng là bá tước Lesto nhưng cô vẫn có nhân tình bên ngoài và còn nghiện cờ bạc, dẫn đến nợ một khoảng 100.000 franc. Cô lén bán đồ trang sức trong nhà để trả nợ nhưng bị chồng phát hiện. Chồng cô còn biết cả chuyện cô ngoại tình và ngoại trừ người con cả, các con còn lại đều không phải con của bá tước Lesto. Khi mọi chuyện bại lộ, nhân tình của cô bỏ trốn, để lại cô tự xoay sở. Danh tiếng và tài sản của cô con gái lớn của lão Goriot bị hủy hoại.

Còn con gái thứ hai nhà lão Goriot mất quyền kiểm soát tài sản sau khi kết hôn. Chồng cô là nam tước Nucingen đã bí mật lấy tài sản để đầu tư. Cuối cùng số phận của cô cũng chẳng khác chị gái mình: Không danh phận, không tiền bạc. Tất cả mọi thứ đều ra đi một cách tàn nhẫn.

Bi kịch nhà Goriot phần lớn đến từ cách nuôi dạy con tai hại. Khi các con còn nhỏ, lão đã nuông chiều, dù không thật sự khá giả nhưng vẫn cho con tiêu tiền phong phí. Đến khi con khôn lớn, lão lại bằng mọi cách gả con vào những gia đình quyền thế, giàu sang. Nhưng cuộc sống luôn có những thăng trầm mà chúng ta không thể biết trước được.

Những đứa trẻ được nuôi theo kiểu "con nhà giàu" giống như chú chim bị nhốt trong lồng, mất khả năng bay lượn tự do. Chúng cũng giống như những bông hoa nở trong nhà kính, không chịu được gió mưa. Bởi vì không nhận thức được sự nguy hiểm nên những đứa trẻ này sẽ rất khó đối mặt và vượt qua thách thức.

Nuôi con theo cách quá nuông chiều chính là cách hủy hoại ngọt ngào. Yêu thương, muốn trẻ phát triển tốt không hẳn bao bọc đã tốt, mà cha mẹ cần dạy trẻ hiểu được giá trị của sức lao động, của đồng tiền.

Một giáo sư tại Đại học Sư phạm Nam Kinh (Trung Quốc) từng nói: "Giáo dục chân chính là dù cha mẹ giàu có đến đâu cũng không vì thế mà nuông chiều con cái. Chẳng ai mà không trải qua thăng trầm cuộc sống. Trẻ cần được nuôi dạy theo cách bình thường, chứ không phải được đáp ứng đủ thứ".

photo-1-1704040509537867502999.jpeg

(Ảnh minh họa)

Trẻ em được nuông chiều quá mức sẽ không học được cách biết ơn

Chỉ trong vòng 3 năm, lão Goriot đã tiêu tốn tài sản để đáp ứng những khoản chi tiêu xa hoa mà 2 cô con gái không ngừng đòi hỏi. Vì thế, lão trở nên khánh kiệt, phải sống trong cảnh nghèo khó, trong khi các con lão sống xa hoa. Không chấp nhận địa vị thấp hèn, 2 cô con gái đã đuổi lão ra khỏi nhà. Lão phải ra ở trong quán trọ của mị Vauquer. Lão cũng không thể tới thăm 2 con dù các con đều sống gần đó, đến nỗi lão không thể ăn tối với con trong suốt 4 năm. Thế nhưng, 2 cô con gái không bao giờ quên moi từng đồng xu cuối cùng của lão.

Khi cạn kiệt tiền, nằm chờ chết trên giường, lão vẫn khao khát muốn được gặp 2 con nhưng họ không chịu đến, chỉ sai người hầu đến lấy tiền. Cuối cùng, lão Goriot đáng thương cũng nhận ra các con của ông không hề yêu thương, quan tâm đến ông. Từ một doanh nhân, đến cuối đời, lão trở thành một ông già nghèo khổ, tuyệt vọng.

Như lão Goriot đã nói: "Mọi chuyện đều là lỗi của tôi. Tôi đã để họ chà đạp lên tôi". Chính sự nuông chiều con mù quáng đã khiến lão thành "máy rút tiền" của các con. Sự cho đi mà không đòi hỏi không khiến người được nhận không cảm thấy biết ơn mà chỉ khiến họ càng ngày càng đưa ra yêu cầu quá đáng, không có trách nhiệm.

Nhà giáo dục Makarenko từng nói: "Nếu trao tất cả cho con cái, hy sinh tất cả, kể cả hạnh phúc của chính mình thì đây chính là món quà đáng sợ nhất. Sự hy sinh của cha mẹ không tạo nên những đứa con biết báo đáp mà sẽ khiến trẻ sống lạnh lùng, vô tâm".

Món quà quý giá nhất mà cha mẹ dành cho con cái không phải là tiền bạc mà là phương pháp giáo dục khoa học. Hãy nuôi dưỡng thái độ biết ơn và tính cách tốt cho con từ khi còn nhỏ để không phải chịu cái kết bi thảm như lão Goriot.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022