Với Young Woo, những tội danh trong Luật có thể khác nhau tùy thuộc vào suy nghĩ của các bên tại thời điểm xảy ra tai nạn. Nếu bạn cố ý giết ai đó, bạn sẽ mắc tội cố gắng giết người. Nếu bạn cố ý làm tổn thương ai đó, bạn sẽ phạm tội gây thương tích. Nếu bạn làm điều đó do nhầm lẫn, bạn sẽ phạm tội ngộ sát.

Thông điệp rõ ràng này đã mang đến một góc nhìn khác về Luật. Luật thực sự không khô khan, xa vời như định kiến mà linh hoạt, sáng tạo và gắn bó mật thiết với đời sống.

Với thế hệ gen Z tiên phong, năng động yêu thích học Luật, ngành Luật là "chìa khóa vàng" cho tương lai nghề nghiệp rộng mở.

Đa dạng vị trí tiềm năng

Làm pháp chế ở một doanh nghiệp bất động sản đã 2 năm, Phương Mai (24 tuổi, cử nhân Luật) cho biết đây được coi là nghề "gác cổng pháp lý" giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Mai chia sẻ, doanh nghiệp chỉ có 3 nhân viên pháp chế nhưng phải phụ trách mọi hoạt động từ tư vấn lựa chọn đầu tư, đàm phán hợp đồng, giải quyết tranh chấp đến tư vấn hoạt động nội bộ. Quyết định, tờ trình, biên bản của doanh nghiệp… văn bản nào cũng đến tay, ngoài ra còn hỗ trợ tư vấn các thủ tục hành chính cho người lao động. Doanh nghiệp của Mai đang "khát" nhân sự pháp chế để đảm bảo chuyên trách, tăng chất lượng công việc.

Sự phát triển của các doanh nghiệp trên thương trường khiến nhân sự Luật được săn đón mạnh mẽ. Trong bối cảnh hội nhập, nơi nào cũng cần nhân sự nắm vững pháp luật Việt Nam và các chính sách thế giới để tự tin trong các "sân chơi" lớn như WTO, APEC… "Mảnh đất việc làm" không bó hẹp trong không gian tòa án, viện kiểm sát… mà rộng mở ở các văn phòng luật, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Học Luật không chỉ làm luật sư, thẩm phán hay kiểm sát viên, những vị trí như giảng viên ngành Luật trong các trường đại học, nhân viên trong văn phòng công chứng, công chức trong cơ quan Nhà nước hay chuyên viên pháp chế trong công ty, doanh nghiệp… là những định hướng triển vọng cho sinh viên theo đuổi.

photo-1-1660799178518487725124.jpg

Ngành Luật "khát" nhân lực pháp lý chất lượng cao (Nguồn: Fanpage Trường Đại học Luật, Đại học Huế, cuộc thi "Câu chuyện thực tập của sinh viên HUL 2021")

Luật sư Lê Cao, Giám đốc Công ty Luật FDVN đánh giá: "Theo thông tin Chính phủ, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022, hơn 80.500 doanh nghiệp mới gia nhập và trở lại hoạt động. Việt Nam là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia đang triển khai các dự án lớn ở nhiều địa phương. Do đó, nhu cầu về nhân sự Luật rất lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực tinh thông pháp luật để tư vấn doanh nghiệp hoạt động đúng luật, cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững. Trước nhu cầu này, Công ty có liên kết với nhiều trường đại học, trong đó có Trường Đại học Luật, Đại học Huế để đào tạo và cung ứng nhân sự Luật chất lượng cao".

photo-1-1660799181237735518272.jpg

Công ty FDVN ký biên bản hợp tác đào tạo nhân lực với Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Hành trang kỹ càng, sẵn sàng tiến bước

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực pháp lý, chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đang được các trường đại học đào tạo ngành Luật coi trọng.

PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế cho biết: "Nhà trường tạo cơ hội việc làm cho sinh viên bằng cách chủ động liên kết lâu dài với các đơn vị có quy mô vừa và lớn. Ngoài các cơ quan Nhà nước như Toà án, Viện kiểm sát, Sở Kế hoạch và Đầu tư…Trường liên kết để đào tạo nguồn nhân lực cho bộ phận pháp chế trong các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức hành nghề Luật với mục tiêu xây dựng một thế hệ có tầm nhìn, nhiệt huyết, kỹ năng phù hợp với các vị trí việc làm khi ra trường".

Mạng lưới liên kết sâu rộng được Trường Đại học Luật, Đại học Huế chú trọng như tấm vé thông hành cho sinh viên trên lộ trình sự nghiệp, là cơ hội cho sinh viên "thực chiến", vun đắp quan hệ xã hội, đón đầu yêu cầu tuyển dụng để "trăm trận trăm thắng" khi bước vào thị trường lao động.

Liên kết còn là cầu nối để Trường nắm bắt thị trường tuyển dụng, linh hoạt điều chỉnh hoạt động theo hướng người học là trung tâm, đào tạo gắn liền thực tiễn.

Chuyển mình để trẻ trung và tương thích với thế hệ ưa trải nghiệm, Trường áp dụng hình thức các "phiên tòa giả định" với sự cố vấn của các chuyên gia. Những "phiên tòa giả" trở thành giảng đường thú vị khi mang đến những "bài học thật" giúp sinh viên ứng dụng chuyên môn, nâng cao ý thức nghề nghiệp, ý thức xã hội, rèn tư duy logic, kỹ năng hùng biện, tranh tụng và các kỹ năng liên kết cá nhân khác. Sinh viên cũng được hòa mình vào những sân chơi học thuật như Vmoot, tranh tài với các trường Luật trên cả nước trong FDI Moot - cuộc thi bằng tiếng Anh về đầu tư trực tiếp nước ngoài được tổ chức thường niên, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo chuyên ngành.

photo-2-16607991822341068508965.jpg

Các hoạt động thực hành giúp sinh viên trau dồi kỹ năng nghề Luật

Đầu năm 2022, 100% chương trình đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Luật, Đại học Huế đã đạt tiêu chuẩn chất lượng trong đợt kiểm định của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

photo-3-1660799181760537349098.jpg

Chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật, Đại học Huế đạt chuẩn trong đợt kiểm định chất lượng

Cơ hội thênh thang, hành trang đã sẵn, nhân sự Luật có đủ tự tin và bản lĩnh để chinh phục những vị trí cạnh tranh và sớm định vị bản thân trong hành trình thăng tiến sự nghiệp tương lai.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022