Ngày nay, nhiều người cho rằng: Trẻ con đi học mà chỉ chăm chỉ trên lớp, chạy theo điểm số, không quan tâm đến các khía cạnh khác của sự phát triển thì sẽ dẫn tới kết quả là, trong xã hội, dù có học vấn xuất sắc và nhiều bằng cấp khác nhau, thế hệ trẻ vẫn khó có thể thích nghi với môi trường và làm nên thành tựu.

Người sống tốt trong xã hội thường không chỉ yêu cầu sự thông minh về mặt điểm số, trường lớp, mà còn phải sở hữu nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như giá trị đúng sai, tư duy tổng thể, tư cách đạo đức và tầm nhìn dài hạn… Họ làm việc kiên định, sẵn sàng nhận việc khó, biết linh hoạt xử lý các tình huống khác nhau, đồng thời nhìn xa trông rộng. Người như vậy có thể kiểm soát tốt công việc và đời sống, hiểu rõ sự lựa chọn, không ngại khó khăn, nỗ lực hết mình để trở thành người tốt hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Do đó, phụ huynh khôn ngoan sẽ không ép con cái học tập, mà cần chú ý nuôi dưỡng 4 điều quan trọng sau đây.

1. Hãy thực tế trong công việc và cuộc sống

Một thời đại bon chen rất dễ nuôi dưỡng những người cơ hội, viển vông, tham vọng cao mà năng lực thấp. Họ luôn cho rằng mình có thể phất lên nhanh chóng, thích đi đường tắt, giành giật công lao. Họ đi tưởng chừng như rất nhanh nhưng lại rất dễ dàng “bị bong gân".

Trong gia đình, điều đầu tiên dạy con là phải “thực tế”. Tuy “thực tế” có vẻ chậm nhưng nó giống như việc xây một ngôi nhà, đặt nền móng vững chắc thì càng về sau, bạn càng có thể xây nhanh và xây cao.

photo-3-17045144899511166868508.jpg

Những người không ngại khó, không ngại làm nhiều, không đặt mục tiêu quá cao, không quá tham vọng, làm tốt từ những việc nhỏ, làm một cách thực tế và chân thành… Những người như vậy có thể có vẻ chậm nhưng thực ra lại là những người có nền tảng vững chắc nhất.

2. Có khả năng giải quyết vấn đề

Để sống và trưởng thành tốt hơn trong tương lai, trẻ em phải học cách loại bỏ những trở ngại và tự mình giải quyết vấn đề khi lớn lên. Khả năng giải quyết vấn đề bao gồm khả năng nhìn nhận vấn đề từ góc độ dài hạn, lập kế hoạch và tổ chức mọi việc cũng như suy nghĩ logic về các vấn đề.

Xã hội không chờ đợi ai. Nếu không thể sớm học cách tự lập, xử lý được việc, có khả năng thực hành tốt, linh hoạt ứng xử trong mọi việc, thế hệ trẻ rất có thể sẽ ở thế bất lợi.

Trên thực tế, bất kỳ đứa trẻ nào có kỹ năng thực hành tốt và giỏi giải quyết vấn đề sẽ không học quá kém, bởi khả năng giải quyết vấn đề và khả năng học tập có thể bổ sung cho nhau. Do đó, hãy bảo vệ sự tò mò và chủ động khám phá của con trẻ, khuyến khích bé tự tìm câu trả lời, dạy trẻ tư duy logic và phân tích vấn đề, đào sâu vào bản chất của vấn đề.

Hãy cho trẻ tham gia nhiều hoạt động thiết thực hơn như thí nghiệm khoa học, thực hành xã hội, đặc biệt là việc nhà. Đừng coi thường việc nhà, trẻ có thể học cách quản lý thời gian một cách khoa học, sắp xếp kế hoạch, sắp xếp quy trình hợp lý,…

Dạy trẻ cách cân nhắc ưu và nhược điểm, đánh giá rủi ro và lợi ích, đồng thời hiểu hậu quả có thể xảy ra của những lựa chọn khác nhau. Kỹ năng giải quyết đòi hỏi phải thực hành nhiều lần và có được thông qua thất bại, không thể hiện hữu chỉ sau một đêm.

photo-2-17045144878582101304311.jpg

3. Học cách cư xử

Khả năng ứng xử với người khác phần nào thể hiện trí thông minh xã hội và trí tuệ cảm xúc của một người, đồng thời kiểm tra khả năng thích ứng, phương pháp làm việc và thậm chí cả các giá trị của một người. Nhiều người ở trong xã hội đã nhiều năm nhưng vẫn giữ tính “trẻ con”, giữ sự kiêu ngạo, cố chấp, không phân biệt được người tốt và người xấu, không hiểu được lòng người. Họ đang tự “đào hố” cho sự trưởng thành của chính mình.

Cha mẹ có tầm nhìn xa thường đưa con đi gặp gỡ nhiều người, dạy con cách giao tiếp với người khác, học cách lắng nghe, bày tỏ và đặt câu hỏi, khuyến khích con bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đồng thời, họ dạy con trẻ phải tôn trọng ý kiến của người khác.

Hãy để trẻ học cách hợp tác với người khác, học cách chia sẻ tài nguyên và thông tin, đồng thời nuôi dưỡng con người có tinh thần trách nhiệm, chính trực và tinh thần hợp tác.

4. Có khả năng kỷ luật tự giác

Người giỏi tự quản lý bản thân là người có kỷ luật tự giác, không lười biếng, có mục tiêu vững vàng và sẵn sàng làm việc chăm chỉ, làm việc hiệu quả và không trì hoãn, có ý thức đạo đức đúng đắn. Những người như vậy sẽ luôn được “bật đèn xanh” trong công việc và cuộc sống sau này.

photo-1-17045144854071735542302.jpg

Điều quan trọng là dạy cho trẻ khả năng quản lý bản thân, ví dụ:

Học cách đặt mục tiêu và thực hiện chúng một cách chắc chắn.

Học cách sắp xếp thời gian hợp lý, cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi và quản lý thời gian một cách khoa học.

Trau dồi khả năng suy nghĩ độc lập, dám đưa ra quyết định và đặt mục tiêu vững chắc.

Có tinh thần trách nhiệm, không sợ thất bại và dám nhận trách nhiệm.

Lời kết

Sau này, trên vai mỗi một con người đều phải gánh thêm nhiều trách nhiệm. Thay vì để trẻ lớn rồi bị cuộc sống va chạm, bước vào xã hội trong sự ngây thơ và non nớt, tốt hơn hết hãy chú ý bồi dưỡng trí tuệ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Nhờ thế, trẻ có thể phát triển tự tin, có trách nhiệm và bình tĩnh khi xảy ra sự việc, không giáo điều. Những người như vậy thích nghi nhanh, trưởng thành nhanh và có thể tiến xa hơn những người khác.

*Nguồn: Aboluowang

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022