Những học sinh thông minh nhất không phải lúc nào cũng là những học sinh giỏi nhất. Và những học sinh giỏi nhất không phải lúc nào cũng là những người được thuê, thăng chức và trở thành triệu phú ở tuổi 30. Thực tế, một nghiên cứu về những người ưu tú cho thấy, hầu hết họ đều thiếu kiến thức để phát triển và quản lý sự nghiệp.

Matt Fields (Giám đốc điều hành của một công ty kỹ thuật số Canada) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và đánh giá nhân sự. Ông là người quản lý trực tiếp của rất nhiều nhân tài, tuy nhiên đôi lúc họ lại khiến ông cảm thấy thất vọng: "Tất cả đều thông minh, tất cả đều nói tiếng Anh hoàn hảo, nhưng tất cả đều làm tôi không hài lòng".

photo-1-16611481975261274377182.jpg

Ảnh minh họa

Ông cho rằng bản thân cảm thấy vừa ý hơn với những sinh viên tốt nghiệp từ các trường không tên tuổi, những người “khao khát được chứng minh điều gì đó cho tôi và cho chính họ”. Theo ông, những người thành đạt trong học tập là những người không khoan nhượng với sự mơ hồ về mặt kiến thức. "Họ không thể làm việc trong các tình huống không hoàn hảo, hoặc thậm chí có thể đưa họ đến bất trắc", Matt chia sẻ.

Họ luôn mặc định một quan điểm rằng, bản thân hoàn toàn có thể kiếm việc một cách dễ dàng và được trả lương cao hơn so với những người không học trường top. Không đánh đồng tất cả, nhưng hầu hết nhân viên ông coi là "thành công trong học tập" đều tỏ thái độ khi Matt không hài lòng với kết quả công việc của họ. Cuối cùng, Matt Fields kết luận với nhân viên làm nghề "săn đầu người" của mình rằng: "Tôi không cần người thông minh theo kiểu sách vở. Tôi cần những người sành sỏi trên đường phố".

Cái mác học giỏi mang lại cảm giác vượt trội sai lầm

Cuộc sống không phải là một món đồ chơi có hướng dẫn sử dụng và không phải lúc nào chúng cũng có màu hồng. Vậy giữa việc để con học tốt ở trường và sành sỏi trong cuộc sống, cha mẹ lựa chọn điều nào?

Xét đến khía cạnh này, chúng ta phải nhắc đến Angela Lee Duckworth - một người tiên phong trong việc nghiên cứu về sự bền bỉ ở con người. Angela từng từ bỏ công việc tư vấn quản lý để trở thành giáo viên tại một trường trung học công lập. Cô nhận thấy rằng, một số đứa trẻ thông minh thường có điểm thấp hơn nhiều so với mức IQ của chúng. Cha mẹ của những đứa trẻ đấy luôn phải nghe những điều đại loại như: "Con bạn thông minh đấy, nhưng nếu không dạy dỗ cẩn thận, nó sẽ thất bại thôi ...".

photo-1-16611481996961843136804.jpg

Angela Lee Duckworth

Sau đó, Duckworth từ bỏ công việc giảng dạy để trở thành một nhà tâm lý học, đồng thời cô cũng nghiên cứu về cách đối diện của con người trước những cảnh huống khó khăn trong cuộc sống. Từ việc một giáo viên bị phân công giảng dạy ở khu dân cư khó khăn, đến những người bán hàng theo đuổi mục tiêu trở thành tỷ phú. Đứng trên cương vị của họ, Duckworth đặt ra câu hỏi: "Liệu rằng ai sẽ thành công?".

"Trong những bối cảnh khác nhau, có một yếu tố được coi là tối quan trọng để dự báo thành công của một người. Đó không phải là trí thông minh xã hội; đó không phải là ngoại hình, sức khỏe thể chất và đặc biệt không phải là chỉ số thông minh, mà sự gan góc và sức bền bỉ của con người mới là yếu tố quyết định", Angela Lee Duckworth nhấn mạnh.

photo-2-16611481998131830580224.jpg

Ảnh minh họa

Sự gan góc, bền bỉ không được thể hiện bằng điểm số. Sự gan góc, bền bỉ không phải là số huy chương hoặc chứng chỉ mà con bạn nhận được hàng năm. Một đứa trẻ lớn lên phụ thuộc vào thành tích có thể sẽ khóc khi bị điểm thấp. Không vì lý tưởng của bản thân, chúng sống dựa trên điểm số và nụ cười tươi trên môi của cha mẹ. Đây thực ra là chứng nghiện khen ngợi.

"Bền bỉ là niềm đam mê và sự kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Người biết bền bỉ là người có sức chịu đựng tốt. Sự bền bỉ gắn chặt với tương lai của bạn, ngày này qua ngày khác, không chỉ trong tuần, trong tháng, mà là trong nhiều năm. Bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ để biến ước mơ đó thành hiện thực. Cuộc sống giống như một cuộc chạy marathon, không phải là một cuộc chạy nước rút", Duckworth nói.

Sự bền bỉ là yếu tố lớn nhất đứng sau sự thành công

Cho đến nay, Duckworth thật sự ấn tưởng một nghiên cứu do Carol Dweck đến từ trường Đại học Stanford thực hiện. Trong đó, có một ý tưởng mang tên "tư duy phát triển". Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng học hỏi là không cố định, nó có thể thay đổi khi bạn nỗ lực.

Theo tiến sĩ Dweck, khi trẻ em biết được cách bộ não thay đổi và phát triển trước thách thức, chúng có nhiều khả năng sẽ kiên trì hơn khi thất bại, bởi vì chúng tin rằng thất bại không bao giờ là mãi mãi.

photo-3-16611481998441557124997.jpeg

Ảnh minh họa

Kỹ năng không phải sinh ra đã có. Thất bại không phải là bản án tử hình. Nó dựa trên khoa học thực tế: "Tính dẻo của não bộ cho thấy các tế bào thần kinh thay đổi theo kinh nghiệm". Sự kiên trì có thể biến điểm yếu thành sức mạnh theo đúng nghĩa đen của nó. Bạn thử và thất bại. Bạn thử lại nhiều lần và cố gắng đạt được điều đó. Cuối cùng, bạn sẽ thành công.

Trớ trêu thay, những đứa trẻ thành công sớm trong cuộc sống sẽ không có kỹ năng kiểm soát cảm xúc để đối phó với thất bại sau này. Nhiều đứa trẻ còn bao biện và giới hạn bản thân của mình rằng: "Tôi giỏi Nghệ thuật, nhưng không giỏi Toán. Đó chỉ là cách bộ não của tôi hoạt động".

Khi lớn lên, bạn nghĩ sao khi những đứa trẻ nói với sếp của chúng rằng:"Đó không phải là những gì tôi được thuê để làm. Đó không phải là năng lực cốt lõi của tôi". Chắc chắn một điều, những người có thái độ như vậy sẽ không thể nào thành công. Bởi lẽ, thái độ quyết định tương lai.

Những đứa trẻ thành công tin rằng thất bại không phải vĩnh viễn

Sự phát triển tư duy tiết lộ cách hoạt động của não: Bạn sinh ra đã có năng khiếu, nhưng bạn cũng sinh ra với khả năng học hỏi. Bạn sẽ thất bại? Chắc chắn, đặc biệt là khi mới bắt đầu. Nhưng đó không là điều gì quá lớn lao nếu bạn biết cố gắng.

photo-4-1661148200391517227042.jpg

Ảnh minh họa

Làm thế nào để nuôi dạy một đứa trẻ có thể dám đương đầu với thất bại?

Không một ai thích thất bại đặc biệt là đối với trẻ em. Nhưng sự thất bại sẽ luôn hiện hữu, nếu cha mẹ quá đề cao sự thành công.

Đừng ca ngợi sự hoàn hảo; hãy khen ngợi sự chăm chỉ

Đừng nói: “Bản vẽ của con thật hoàn hảo! Con là nghệ sĩ trong lòng mẹ!”. Thay vào đó, hãy nói, “Chà, con đã suy nghĩ rất nhiều về những màu sắc đó phải không. Chúng rất sáng! Con có thể cho mẹ biết thêm về nó?"

Ngừng so sánh

“Em gái của con giỏi nghệ thuật. Còn con lại giỏi Toán". Cha mẹ nghĩ rằng mình đang khẳng định sự khác biệt, nhưng chính cha mẹ cũng đang cho con cái một cái cớ để ngừng cố gắng ở một thứ mà họ còn yếu.

Ngoài ra, cha mẹ nên hỗ trợ con cái bất cứ khi nào. Nếu con yếu toán, cha mẹ hãy trở thành gia sư toán, cho con tham gia lớp học nghệ thuật… Sự giúp đỡ của cha mẹ khiến con trở nên tự tin hơn.

photo-5-1661148199893460236425.jpg

Ảnh minh họa

Đối phó với thất bại theo cách tích cực

Nếu con bạn về nhà buồn bã với điểm kiểm tra thấp, cha mẹ nên dành ra 10 phút để nói về lý do tại sao con lại đạt kết quả như vậy, nhưng sau đó hãy ngồi xuống và giải quyết vấn đề theo những cách cụ thể và chủ động. Thất bại là một công cụ chẩn đoán. Nó báo hiệu rằng bạn cần giúp đỡ.

Chia sẻ nhiều hơn về cảm xúc

"Thất bại không phải là điều dễ chịu. Con có thể cảm thấy tồi tệ, buồn bã, thất vọng, tức giận, mệt mỏi và con cần phải trút bỏ những điều này với cha mẹ"; "Con đang cảm thấy như thế nào bây giờ?". Đó là một câu nói quan tâm đầy cảm xúc của cha mẹ để tạo cơ hội giãi bày cho con.

* Theo smartparenting

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022