Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết Triển khai "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2022-2023, sau ba năm thực hiện, chương trình đã tăng 20 tỉnh thành tham gia so với quy mô ban đầu. Riêng trong năm học này, số lượng học sinh tham gia trực tiếp cũng đạt hơn 2,5 triệu em.

image001-1677128636-6197-1677128660.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UUKnpHgSyZgUjPEnyiNrFw

Các đại biểu cùng giáo viên từ 43 tỉnh, thành tại Hội nghị tổng kết Triển khai chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2022-2023. Ảnh: HVN

Chương trình do Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức nhằm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045, "không còn tử vong do tai nạn giao thông". Theo đó, HVN xây dựng chuỗi hoạt động nâng cao hiểu biết về an toàn giao thông cho thế hệ tương lai, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, khi trẻ bắt đầu hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và sẵn sàng tham gia giao thông.

Đơn vị cũng phối hợp triển khai các buổi tập huấn hướng dẫn nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 3-5 tuổi, sử dụng nguồn tài liệu phim hoạt hình, truyện tranh online "Vui giao thông" và nhiều giáo cụ khác.

Trong đó, chương trình "Tập huấn Hướng dẫn giáo dục an toàn giao thông - Triển khai chương trình Tôi yêu Việt Nam' trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2022-2023" có sự tham gia của hơn 100 cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non từ 43 tỉnh, thành.

image003-9065-1677128660-16772-3090-2402-1677298282.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=840VmIaN4k-qoDEgQ04A4g

Hội thi "Bé an toàn giao thông cấp thị xã" tại Kinh Môn, Hải Dương. Ảnh: HVN

Đồng thời, các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non đã đưa nội dung chương trình này lồng ghép, tích hợp vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; đẩy mạnh công tác truyền thông đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về pháp luật đảm bảo trật tự giao thông...

Để các bài học an toàn giao thông thu hút hơn, đảm bảo các em nhỏ có thể tiếp thu nội dung dễ dàng, nội dung bài giảng trong chương trình được phối hợp biên soạn dựa trên thực trạng tham gia giao thông hằng ngày của trẻ. Từ đó, chương trình lồng ghép các kiến thức về luật giao thông đường bộ hiện hành phù hợp với nhận thức của các bé.

Các cơ sở giáo dục thực hiện phương pháp giảng dạy trực quan thông qua trò chơi, cuộc thi, thảo luận, sân khấu hóa, đọc thơ, kể chuyện, ca nhạc hay trải nghiệm thực tế như: Hội thi "An toàn giao thông cho trẻ em là yêu Việt nam" (Sóc Trăng); Cổng trường em xanh - sạch đẹp - an toàn (Bến Tre); Ngày hội "Trẻ mẫu giáo với an toàn giao thông"; hội thi "Bé tìm hiểu về ATGT"; thi vẽ tranh theo chủ đề an toàn giao thông...

image005-7003-1677128660.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=V6NxC5-4KTEI9kSfj4Az4g

Học sinh thực hành kiến thức an toàn giao thông. Ảnh: HVN

Nhờ đó, học sinh có thể "chơi mà học" các kiến thức, thêm yêu thích mỗi tiết học về an toàn giao thông. Đây là nền tảng để các bạn nhỏ từng bước ghi nhớ và hình thành ý thức tham gia giao thông đúng cách cũng như tự bảo vệ bản thân trước những rủi ro tiềm tàng.

Đại diện HVN chia sẻ, đơn vị muốn thông qua việc tích cực triển khai chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học giáo dục mầm non nói riêng, hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ em nói chung để thiết lập thế giới quan về vấn đề này cho thế hệ tương lai.

"Từ đó, trẻ từng bước hình thành và nâng cao nhận thức, kiến tạo văn hóa tham gia giao thông an toàn, văn minh", vị đại diện nói thêm.

Nhật Lệ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022