Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về nhân tài chất lượng cao ngày càng tăng. Cũng vì thế mà các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến việc học tập của con cái, mong nuốn trẻ phát triển tốt hơn, từng bước chú trọng.

Trong quá trình giáo dục, cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, từng bước đi theo chiều sâu và đi theo các giai đoạn: Giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học, giáo dục THCS, giáo dục THPT, giáo dục Đại học,… Mọi người đã thích nghi với hệ thống vững chắc này trong quá trình cải tiến.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập giáo dục, hiện nhiều trẻ em được đào tạo ngoài nhà trường trong giai đoạn mầm non từ rất sớm, khiến tuổi thơ của các em kém vui vẻ, hạnh phúc so với trước kia.

photo-3-16935529056001739715895.jpeg

(Ảnh minh họa)

Xu hướng giáo dục này có khoa học hay không, mỗi người đều có những quan điểm khác nhau. Giáo sư Trịnh Cường (Zheng Qiang) tại khoa Kỹ thuật, Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) chỉ ra triết lý giáo dục hiện tại.

Giáo sư Trịnh Cường cho rằng, học sinh ngày nay đang phải đối mặt với áp lực học tập ngày càng lớn, không chỉ phải tiếp nhận nền giáo dục trong trường mà còn phải trải qua một số khoá đào tạo ngoài trường. Ngoài việc hàng ngày phải hoàn thành bài tập về nhà do nhà trường giao thì còn phải làm vô số bài tập, trả lời câu hỏi ở chỗ học thêm, trung tâm năng khiếu,… Điều này khiến nhiều em phải chịu quá nhiều áp lực và gặp vấn đề về mặt cảm xúc.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của phụ huynh vào mô hình giáo dục. Nhiều phụ huynh đăng ký cho con đi học thêm khắp nơi không chỉ khiến trẻ phải đối mặt với áp lực tâm lý mà còn dẫn đến mất cân bằng nội bộ trong ngành giáo dục.

photo-2-16935529043811456629211.png

Giáo sư Trịnh Cường (ĐH Chiết Giang)

Theo phân tích lý thuyết về tâm lý trẻ em, trình độ trí tuệ của một cá nhân được hoàn thiện vào khoảng 3 – 6 tuổi, tức là trình độ trí tuệ về cơ bản ở trạng thái ổn định trước khi vào học tiểu học. Mức độ thông minh của trẻ sẽ hoạt động rất tốt ở giai đoạn này.

Biểu hiện bên ngoài là trẻ tò mò với mọi thứ, mức độ tò mò ngày càng tăng cao. Khả năng tiếp thu cái mới của trẻ ngày càng mạnh mẽ. Do đó, trẻ trong giai đoạn mầm non cần được tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Điều quan trọng nhất là trẻ học được thêm nhiều điều mới, từ đó kích thích trí tò mò.

Nếu chúng ta nhồi nhét một cách mù quáng những kiến thức văn hóa, lý thuyết đa dạng cho trẻ ở giai đoạn mầm non sẽ khiến trẻ chịu áp lực tâm lý lớn hơn. Thậm chí khiến trẻ chán học, mất hứng thú học tập từ đó về sau.

photo-1-1693552903509165531075.jpeg

(Ảnh minh họa)

Như Giáo sư Trịnh Cường đã chỉ ra, sinh viên không chỉ phải chấp nhận việc học tập cường độ cao khi đến trường mà còn học tập cường độ cao ở cả ngoài trường. Điều này khiến học sinh rơi vào áp lực nội tâm, mất đi hứng thú học tập.

Không ít gia đình đầu tư nhiều tiền bạc cho con học đủ các lớp. Tuy nhiên, những phương pháp giáo dục như vậy chỉ có thể mang lại hiệu quả tối thiểu. Chỉ một số ít trẻ có thể thích nghi với mô hình giáo dục như vậy và thực sự trở thành những người ưu tú trong tương lai.

Giáo dục không chỉ cung cấp cho con người kiến thức sách vở, văn hóa mà còn phải cung cấp cho trẻ một tầm nhìn rộng mở để trẻ luôn có sự tò mò về thế giới bên ngoài.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022