Nội dung được nêu trong văn bản của cơ quan này gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 23/4. Lý do là các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tại một số cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước xảy ra liên tục trong thời gian gần đây. Như vụ cô giáo mầm non dốc ngược chân, chọc gậy vào miệng trẻ ở thôn Phước Chánh, tỉnh Quảng Nam; cô giáo đánh trẻ ở trường mầm non May Đáp Cầu, TP Bắc Ninh...

Ủy ban Quốc gia về Trẻ em thuộc Bộ Y tế, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là nhóm ngoài công lập.

Cùng đó, nhà chức trách xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện với trẻ em; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống xâm hại cho giáo viên và nhân viên trong các cơ sở mầm non.

Anh-chup-Man-hinh-2025-04-23-l-5829-3789-1745424702.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=fKdW_MaGXiV5KK_D9yeEQQ

Cảnh cô giáo dốc ngược chân một bé gái, rồi đánh ở Quảng Nam. Ảnh: Cắt từ video

Các quy định hiện hành cấm giáo viên, nhân viên ở các cơ sở giáo dục có hành vi xúc phạm danh dự, thân thể của người học. Giáo viên mầm non phải đạt các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ, và được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo Thông tư 49 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non độc lập do cá nhân hoặc cộng đồng dân cư đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định.

Hàng năm cả nước có hơn 5,1 triệu trẻ mầm non. Các bé được chăm sóc, nuôi dưỡng ở khoảng 15.000 trường và 17.000 cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

Lê Nga

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022