Ví dụ phần tư duy toán học: xem tại đây

Ví dụ phần tư duy đọc hiểu:xem tại đây

Ví dụ phần tư duy khoa học/giải quyết vấn đề: xem tại đây

photo-2-1673994379734901898913.jpeg

Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh minh hoạ)

Mức độ 1 - tư duy tái hiện. Đề yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết. Các hành động tư duy thí sinh cần có như: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối...

Mức độ 2 - tư duy suy luận. Thí sinh cần thể hiện khả năng lập luận, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện. Để làm được phần thi này, thí sinh cần các kỹ năng về phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt…

Mức độ 3 - tư duy bậc cao. Đề yêu cầu thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng. Để thực hiện yêu cầu trên, thí sinh cần tập trung phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết…

photo-1-1673994377164638549899.png

Cấu trúc bài thi tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ năm 2023 trở đi.

Bài thi đánh giá tư duy 2023 gồm 3 phần: Tư duy toán học, tư duy đọc hiểu, tư duy khoa học/giải quyết vấn đề.

Phần đánh giá tư duy Toán học, đề minh hoạ yêu cầu thí sinh có kiến thức về các lĩnh vực số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác suất. Cấu trúc câu hỏi có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ toán học; truy cập các kiến thức toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp.

Phần thi này, các câu hỏi hàm chứa các vấn đề từ dễ đến khó với độ tin cậy để đảm bảo mức độ phân hóa thí sinh theo yêu cầu.

Ở phần đánh giá tư duy đọc hiểu sẽ đánh giá khả năng đọc nhanh và hiểu đúng. Đề sẽ yêu cầu sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại: Văn bản khoa học, văn bản văn học, văn bản báo chí, nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.

Các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định các ý chính, định vị và giải thích các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện, so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả, xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh. Thí sinh cần kỹ năng khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích các đòi hỏi và bằng chứng trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan.

Với đánh giá tư duy khoa học/giải quyết vấn đề, phần thi được thiết kế gồm tập hợp các thông tin khoa học và các câu hỏi trắc nghiệm, nhằm đo lường khả năng: Tính toán, giải thích được dữ liệu; chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm.

Đề thi 100% câu hỏi trắc nghiệm chia làm 4 dạng: Nhiều phương án chọn, lựa chọn đúng/sai, trả lời ngắn điền câu trả lời vào chỗ trống; kéo thả các đáp an chọn sẵn được gợi ý trong đề thi.

Ông Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, bài thi đánh giá tư duy năm nay được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn, giảm từ thi 270 phút xuống còn 150 phút, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học từ Toán + Đọc hiểu + Khoa học tự nhiên + tiếng Anh thành nội dung đánh giá tư duy Toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề.

Trường sẽ tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính trong thời gian 1 buổi (150 phút), nhiều đợt thi, nhiều địa điểm thi, cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm, không giới hạn đối tượng dự thi, số lần dự thi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022