Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm nay là 9.260 sinh viên, tăng 1.275 sinh viên với 3 phương thức tuyển sinh: phương thức xét tuyển tài năng (XTTN), dự kiến tuyển khoảng 20% chỉ tiêu (phương thức 1); phương thức xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách khoa Hà Nội , dự kiến 30% (phương thức 2); phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024, dự kiến 50% (phương thức 3).
Ảnh: Minh họa
Trong đó, phương thức 1 gồm các hình thức xét tuyển: xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB; xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn. Ở phương thức xét tuyển này, đối tượng thí sinh xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế phải đảm bảo điều kiện có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên.
Bảng quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ của Đại học Bách khoa Hà Nội khi xét tuyển ĐH năm 2024
Với đối tượng thí sinh xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng ít nhất một (1) trong những điều kiện sau: được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Tư hoặc Khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các đại học quốc gia, đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, Tổ hợp trong thời gian học THPT; được chọn tham dự cuộc thi khoa học kĩ thuật Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức; được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên; có chứng chỉ IELTS (academic) quốc tế 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế - Quản lý, Công nghệ Giáo dục, Quản lý Giáo dục; học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các trường đại học, đại học quốc gia, đại học vùng.
Đối với phương thức 2, thí sinh tham dự kỳ thi ĐGTD do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức; điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm ĐGTD do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định.
Phương thức 3, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức. Điều kiện dự tuyển: thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm sàn do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định (thông báo sau); các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo).
Như vậy, năm nay, các phương thức tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội ổn định như năm 2023, chỉ tăng tỉ lệ chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả kì thi ĐGTD.
Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh 64 chương trình đào tạo, trong đó: số lượng chương trình đại trà (chương trình chuẩn): 36 chương trình.
Số lượng chương trình chất lượng cao: 23 chương trình, trong đó: chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: 16 chương trình; chương trình có tăng cường ngoại ngữ (Nhật, Pháp): 3 chương trình; chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (Nhật, Đức): 4 chương trình.
Số lượng chương trình PFIEV (chương trình đào tạo kĩ sư của Pháp): 2 chương trình.
Số lượng chương trình liên kết đào tạo quốc tế: 3 chương trình.
So với năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh thêm 1 ngành mới là Quản lí giáo dục với 60 chỉ tiêu.