Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) là trường đại học top đầu tại Việt Nam và là niềm mơ ước của rất nhiều học sinh, sinh viên. Chính vì lẽ đó mà "nhất cử nhất động" của trường đều được dân tình quan tâm, chú ý. Bên cạnh môi trường học tập của "thần dân" HUST, khuôn viên rộng rãi thoáng mát đầy thơ mộng, thì profile của thầy cô Bách khoa cũng khiến nhiều netizen tò mò bởi không hiểu thầy cô giỏi ra sao mà đào tạo được nhiều sinh viên tài đến thế.

Mới đây, một video được đăng tải lên kênh TikTok chính thức của Đại học Bách khoa Hà Nội đã trả lời cho tất cả thắc mắc trên. Không những thế, nó còn khiến CĐM phải trầm trồ mà thốt lên rằng: "Ôi sao thầy cô Bách khoa 'đỉnh của chóp' thế chứ!".

Thầy cô Bách khoa Hà Nội từng học những trường nào? (Nguồn: bachkhoahanoi_hust)

Xuyên suốt video, có thể thấy đa phần thầy cô có xuất thân từ Đại học Bách khoa Hà Nội và trình độ toàn từ bậc thạc sĩ trở lên. Đặc biệt, tất cả thầy cô đều từng có thời gian dài nghiên cứu và học tập tại các trường đại học top đầu trên thế giới. Nhìn profile "siêu khủng" này, bảo sao sinh viên Bách khoa toàn người giỏi!

Xuất hiện đầu tiên trong video là PSG. Phạm Văn Sáng - Phó hiệu trưởng Trường cơ khí. Được biết, thầy Sáng từng là sinh viên K45 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả là thầy Sáng không học Thạc sĩ mà tiến thẳng lên học Tiến sĩ tại trường Đại học Quốc gia Singapore (Singapore) và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ).

Tiếp đó, thầy cũng làm PostDoc tại Viện Công nghệ Massachusetts (PostDoc là vị trí nghiên cứu mà yêu cầu người tham dự phải là Tiến sĩ và thường trong vòng 5 năm sau khi tốt nghiệp). Có thể nói, Viện Công nghệ Massachusetts là một trong những cơ sở giáo dục top đầu thế giới với tuổi đời lên đến 161 năm.

photo-4-1669349301855583415409.jpg

PSG. Phạm Văn Sáng - Phó hiệu trưởng Trường cơ khí

Profile đỉnh cũng không hề kém cạnh là Thạc sĩ Phạm Hoài Anh - Viện phó Viện Ngoại ngữ. Cô Hoài Anh từng có thời gian học tại Viện Ngoại ngữ tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Được biết, cô là sinh viên khóa đầu tiên ngành tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ.

Để nâng cao chuyên môn của mình, cô đã đăng ký học Thạc sĩ Giáo dục tại Đại học Cambridge (Vương quốc Anh). Theo bảng xếp hạng QS 2022, Đại học Cambridge lọt top 3 trường đại học tốt nhất thế giới.

photo-3-166934929976923487441.jpg

Thạc sĩ Phạm Hoài Anh - Viện phó Viện Ngoại ngữ

Trong video, sự xuất hiện của TS. Nguyễn Hoàng Việt - giảng viên tại Trường Điện - Điện tử đồng thời là Phó phòng Quản lý chất lượng cũng khiến không ít sinh viên phải trầm trồ. Cụ thể, thầy Việt từng học Đại học và Thạc sĩ tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau đó, thầy tiếp tục học lên Tiến sĩ tại trường Đại học Tokyo (Nhật Bản).

Chỉ cần nhắc đến Đại học Tokyo thôi là chúng ta đã hiểu profile của thầy "đỉnh" cỡ nào rồi! Ngôi trường này từng lọt top 1 trường Đại học tốt nhất Nhật Bản và đứng ở vị trí 25 thế giới.

photo-2-16693492977621815726702.jpg

TS. Nguyễn Hoàng Việt - giảng viên tại Trường Điện - Điện tử đồng thời cũng là Phó phòng Quản lý chất lượng

Xuất hiện cuối cùng nhưng cũng không hề kém cạnh là TS. Trần Thị Minh Kiều - Viện Dệt may - Da giày và Thời trang. Cô Minh Kiều vốn sinh ra và lớn lên tại TP.HCM nhưng cô lại bén duyên với mảnh đất Hà Thành do có chồng là người gốc ở đây. Vậy nên, sau khi du học tại Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (Úc), cô về công tác tại Đại học Bách khoa Hà Nội tính đến nay đã được 10 năm.

Về phần mình, Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne là một ngôi trường nổi tiếng ở Australia. Và có thể nhiều bạn chưa biết nhưng nó chính là ngôi trường được biết đến với cái tên viết tắt RMIT.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022