Trần Phương Thảo Ngọc, đang là sinh viên năm thứ ba ngành Ứng dụng Sáng tạo Đương đại (Contemporary Creative Practice - CCP), trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam - BUV). Cô gái sinh năm 2000 là sinh viên duy nhất nhận học bổng 100% ngành sáng tạo theo chuẩn Anh Quốc nhờ kết quả thi IELTS 8.0, bảng điểm cấp ba xuất sắc, kinh nghiệm hoạt động xã hội, ngoại khóa cùng kế hoạch phát triển bản thân rõ ràng.

Nhưng trước đó, Ngọc từng có quyết định khiến bố mẹ e ngại: Không thi đại học để tập trung thực hiện hồ sơ đi du học khi chỉ còn 6 tháng nữa tốt nghiệp cấp ba.

dsc-0344-4-1600399338-2064-1600399737.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jxLjz8AqVVT4uYIs-GQ30Q

Trần Phương Thảo Ngọc (sinh viên năm ba, ngành Ứng dụng Sáng tạo Đương đại) là một trong bốn sinh viên nhận suất học bổng toàn phần danh giá nhất tại BUV năm 2018.

Can đảm từ chối thi đại học

Khi mới là học sinh chuyên Anh, trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế, Thảo Ngọc chưa nghĩ nhiều về nghề nghiệp trong tương lai. Thấy con gái có năng khiếu hội họa, bố mẹ định hướng Ngọc tìm hiểu thêm về nghề thiết kế đồ họa... Cân nhắc rất kỹ triển vọng nghề nghiệp của ngành này, cùng với tố chất sẵn có, Ngọc dần thấy hứng thú và đặt quyết tâm theo đuổi ngành sáng tạo. Năm học lớp 11 bắt đầu cũng là lúc cô nữ sinh Quốc học mua thêm bảng vẽ, bút chì để đi học môn năng khiếu.

Ngọc đặt mục tiêu sẽ thi khối H vào Đại học Kiến trúc Sài Gòn đồng thời tìm kiếm các cơ hội ở Canada, châu Âu để đi du học. Ngọc cũng sáng lập và giữ chức chủ tịch Câu lạc bộ Mỹ thuật ở trường để rèn tư duy thiết kế và có thêm kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa.

"Nhưng việc vừa ôn thi đại học, làm bài tập Vẽ và Văn khiến tôi không dành được đủ sức và thời gian để tìm kiếm học bổng du học nữa. Tôi cũng thấy mình không hợp với cách luyện vẽ người, vẽ trang trí màu như cách các lò ôn thi dạy", Ngọc kể lại.

Tìm hiểu thêm chương trình học nghệ thuật ở các trường đại học châu Âu để so sánh, Ngọc nhận thấy: "Các trường nước ngoài tuyển sinh và dạy rất thú vị. Sinh viên không cần luyện vẽ tay quá đẹp nhưng cần tư duy đồ họa, kỹ năng thực tiễn. Từ đó, tôi quyết tâm xin bố mẹ không thi đại học để tập trung tìm cơ hội du học".

Ban đầu bố mẹ Ngọc rất lo lắng vì quyết định bất ngờ này, không khỏi e ngại khi chỉ còn nửa năm nữa là kết thúc năm học. Ngọc thuyết phục phụ huynh bằng kết quả thi IELTS 8.0 và hồ sơ xin học bổng được đầu tư công phu. Cả gia đình mong chờ một suất học bổng để cô gái yêu sáng tạo được "bay cao".

Du học trong nước và những trải nghiệm đáng giá

Cuối năm lớp 12, một cơ hội du học trong nước đến khi Ngọc tình cờ tham gia hội thảo tư vấn tuyển sinh của BUV và được biết trường sẽ mở chuyên ngành Ứng dụng Sáng tạo Đương đại vào năm học 2018-2019.

"Ban đầu tôi không đặt quá nhiều kỳ vọng vì thấy chuyên ngành mới mở, chưa có anh chị đi trước để tham khảo. Nhưng khi tìm hiểu chương trình học, thông tin giảng viên, tôi bị thuyết phục. Ở BUV, hai năm đầu tiên sinh viên sẽ được học tất cả kiến thức tổng quan. Tới năm thứ ba sinh viên sẽ được lựa chọn chuyên ngành cụ thể như Đồ họa, Phác họa, Nhiếp ảnh để phát triển sâu hơn theo đúng sở trường và đam mê. Tư duy mỹ thuật là trọng tâm đào tạo mà trường nhấn mạnh. Tôi quyết định nộp hồ sơ", Ngọc nhớ lại.

Chuẩn bị hồ sơ kỹ càng, tổng hợp tất cả các tác phẩm tâm đắc nhất trong suốt hai năm, Ngọc hồi hộp chờ kết quả. Với bộ portfolio sáng tạo và khác biệt, Ngọc được ban tuyển sinh đánh giá cao. Giữa tháng 6/2018 sau khi trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp, cô trở thành một trong bốn sinh viên nhận suất học bổng toàn phần danh giá nhất tại BUV năm 2018.

Ông Christopher Jeffery, Giám đốc Học vụ BUV, khẳng định: "Ngoài hồ sơ tốt, Ngọc thể hiện được tinh thần sẵn sàng khám phá và trải nghiệm để phát triển kỹ năng của mình với tư cách là một người hoạt động nghệ thuật. Chúng tôi rất mừng vì Ngọc vẫn duy trì được lòng nhiệt thành tìm tòi và khai phá những "chân trời" mới trong chuyên ngành của mình cho tới ngày hôm nay. Sau khi đón hai khóa sinh viên mới, vẫn chưa có em nào xuất sắc giành học bổng 100% như Ngọc".

Ở BUV, Ngọc được học chương trình Anh Quốc với 100% giảng viên nước ngoài. Một kỳ học, sinh viên phải hoàn thành 2-3 môn, mỗi môn là một dự án thiết kế. Các sinh viên CCP như Ngọc đều có một cuốn sổ (sketch book) "bất ly thân" để ghi chép kiến thức, thời gian biểu tự học, những thông tin tự tìm kiếm... Điểm tổng kết môn đánh giá bằng dự án thực hiện, sổ ghi chép và ý thức tự học, khả năng phản biện, trao đổi.

Ngoài giờ học, Ngọc thường xuyên tới thư viện tìm sách thiết kế, học liệu số bằng Ipad được cấp. Trường có phòng studio, máy ảnh, tripod, máy photo... giúp sinh viên CCP tiết kiệm nhiều chi phí phục vụ học tập.

dsc-0495-11-1600399390-9953-1600399737.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-IMWk6RSUDYj8RXopjYgdw

Các phòng học chức năng tại BUV như phòng studio, phòng digital lab là "điểm đến" thân thuộc của sinh viên CCP như Ngọc

Trải qua bốn kỳ học, nữ sinh viên ngành sáng tạo cũng có nhiều cơ hội thực tập nhờ mạng lưới đối tác lớn của nhà trường gồm hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chương trình học 3 tháng - thực tập 3 tháng tạo điều kiện cho Ngọc trang bị những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế ngay từ năm nhất. Gần đây nhất, cô gái 20 tuổi "vi vu" đến tận Indonesia để thực tập trong một công ty tổ chức sự kiện lớn.

DSCF8147-4-3856-1600399737.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sgRllE1fRaW2N2SLVcBCYw

Ngọc (hàng đầu, thứ hai từ trái qua) cùng đồng nghiệp tại công ty Tổ chức Sự kiện MAXIMUM Ultimate Organizer tại Bandung, Indonesia.

"Thông qua chương trình trao đổi sinh viên do trường liên kết với tổ chức AIESEC, tôi được làm việc ở bộ phận Thiết kế hình ảnh lớn trong công ty chuyên nghiệp của Indonesia. Làm việc ở đây tôi thấy hai năm học rất có ích. Những kiến thức, kỹ năng, cách tư duy hình ảnh học ở trường đã cho tôi nền tảng rất tốt, giúp tôi phát triển được nhiều ý tưởng đáng giá và đóng góp không nhỏ cho công ty", Ngọc khoe.

Trở về Việt Nam theo học năm cuối, Ngọc tiếp tục thực hiện những dự án giáo dục về Thiết kế. Bố mẹ hài lòng vì con gái "du học" nhưng vẫn có thể về thăm nhà thường xuyên, có thu nhập từ công việc làm thêm đúng sở trường.

Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều du học sinh lo lắng việc đi hay ở, Ngọc thấy mình may mắn vì lộ trình học tập không bị gián đoạn. "Định hướng của tôi là được giống như thầy mình, tiếp tục làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo và truyền lửa đam mê cho thế hệ tiếp nối", Ngọc nói.

chang-duong-gianh-hoc-bong-buv-100-cua-nu-sinh-hue-1600399590.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9upYtD5pcfsJvfmE6yNL2g
Chặng đường giành học bổng BUV 100% của nữ sinh Huế

Với thông điệp "Ignite your passion - Bật nguồn đam mê", BUV mong muốn là nơi chắp cánh đam mê để các bạn trẻ thoả sức khám phá và phát triển thế mạnh của bản thân, từ đó tạo bước đệm vững chắc cho tương lai.

Nha Trang

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022