Hãy thử sức với câu đố sau, nếu đoán trúng đáp án thì tài suy luận của bạn cũng khá ghê gớm đấy:
"Con gì lúc lên lúc xuống, quẹo trái quẹo phải nhưng không bao giờ chuyển động?".
Nghe xong, nhiều người cảm thấy rối trí, không hiểu đây là con gì mà có đặc điểm lạ đến như vậy? Rõ ràng "không bao giờ chuyển động" thì sao có thể "lúc lên lúc xuống, quẹo trái quẹo phải" được nhỉ?
Bật mí cho bạn, đây là câu đố chữ, nên gọi là "con" nhưng chưa chắc đã là loài động vật đâu nhé. Nếu nghĩ mãi mà chưa ra đáp án thì xin trả lời thay bạn, đó là "Con đường".
Có phải con đường có nhiều ngã rẽ, khi lên dốc, lúc lại xuống dốc đúng không nào? Tuy nhiên, nó không hề chuyển động mà các phương tiện giao thông phải dịch chuyển theo địa hình của đường. Như vậy, đáp án "con đường" hoàn toàn phù hợp với dữ liệu câu đố.
Nhân tiện nhắc đến con đường thì đây là một lộ trình, đường đi có thể phân biệt giữa các địa điểm. Các con đường nói chung đều phẳng, được trải nhựa hay làm theo một cách nào đó để cho phép giao thông dễ dàng. Trong lịch sử có nhiều con đường chỉ đơn giản là tuyến đường được nhận biết mà không được xây dựng hay bảo dưỡng chính thức.
Thuật ngữ "con đường" cũng thường dùng để chỉ các đường phố hay đường thủy - nơi đi lại của tàu thuyền. Tại các khu đô thị, đường có thể đi xuyên qua một thành phố, được đặt tên cụ thể. Kinh tế và xã hội phụ thuộc lớn vào những con đường có hiệu quả.
Ở Việt Nam có rất nhiều cung đường đẹp
Xây dựng đường đòi hỏi việc tạo ra một tuyến đường vượt qua các vật cản địa lý để cho phép phương tiện hay người đi bộ đi được. Quá trình này thường bắt đầu với việc loại bỏ đất và đá bằng cách đào hay phá nổ. Việc xây dựng các đường đắp cao, cầu, đường hầm, loại bỏ cây cối và tiếp đó là một lớp vật liệu trải. Trong quá trình xây dựng đường, con người sử dụng rất nhiều thiết bị làm đường chuyên dụng.
Việc giao thông bên phải hay bên trái đường tuỳ thuộc theo từng quốc gia. Tại những quốc gia giao thông bên phải, các bảng hiệu giao thông chủ yếu ở bên phải đường. Các điểm đường vòng và vòng xoáy giao lộ đi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và người đi bộ ngang qua một con đường hai chiều đầu tiên phải quan sát dòng giao thông bên trái. Tại các quốc gia lưu thông bên trái, mọi điều hoàn toàn ngược lại.
Khoảng 34% dân số thế giới giao thông bên trái và 66% theo bên phải. Theo khoảng cách đường bộ, khoảng 28% đi bên trái và 72% bên phải, dù ban đầu hầu hết giao thông trên thế giới là theo bên trái.
Ở Việt Nam có rất nhiều con đường đẹp, được mọi người yêu thích. Nếu bạn là người đam mê khám phá thì nên thử một lần trải nghiệm những cung đường sau: Đường ven biển Phan Thiết - Mũi Né, đường đèo Bảo Lộc - Lâm Đồng, đường đèo Ô Quy Hồ - Lai Châu, đường đèo Mã Pí Lèng - Hà Giang, đường Trần Hưng Đạo - Hà Giang,...