Nếu phát hiện ra con có xu hướng "đi xuống" về tính cách, cần can thiệp để có thể sửa chữa kịp thời, như vậy tương lai vẫn còn có cơ hội để thành công.

Cha mẹ muốn con cái lớn lên thành công, có trách nhiệm, tất nhiên không thể không chú trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ từ khi còn nhỏ. Nếu phát hiện ra những tín hiệu cho thấy con ngày càng "xấu đi", cần phải sửa chữa kịp thời, nếu không tương lai con rất thiệt thòi.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng: "Trẻ em 3 tuổi lập đức hạnh, 6 tuổi lập quy tắc, 12 tuổi lập giá trị". Đây là phương pháp giáo dục tốt nhất mà cha mẹ có thể mang lại cho con cái.

photo-3-16627901439221328295156.jpeg

Ảnh minh họa

Trước khi con 3 tuổi, cha mẹ nên nêu gương, chuẩn hóa lời nói và hành động để con học cách cư xử cơ bản: Chẳng hạn như tôn trọng người già và trẻ em, đối xử tốt với mọi người; lịch sự và văn minh...

Đứa trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu tuân thủ các quy tắc. Giáo sư Lý Mai Cẩn hiện đang công tác tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc chia sẻ, những lời cha mẹ dạy đều là "khuôn vàng thước ngọc" đối với trẻ trước 6 tuổi. Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất để uốn nắn, thiết lập kỷ luật. Còn thời gian sau, trẻ có xu hướng nổi loạn, không chịu nghe lời, càng lớn càng khó đặt ra nguyên tắc.

Những nguyên tắc cần dạy con trước 6 tuổi như không đe dọa cha mẹ bằng cách khóc lóc; Con không thể tránh khỏi thất bại. Vì vậy, ngay khi con còn nhỏ, hãy để con làm mọi việc trong khả năng; Không được phép nói dối; Không được phép ném đồ đạc khi tức giận...

Đến năm 12 tuổi, là thời kỳ quan trọng nhất mà trẻ xây dựng hệ thống giá trị, thiết lập tam quan, cha mẹ cần tận dụng thời kỳ hoàng kim này để trẻ xác định rõ hướng đi tương lai của mình, học cách tuân thủ các nguyên tắc.

Tóm lại, theo quan điểm của các chuyên gia giáo dục, trước 12 tuổi là một giai đoạn quan trọng trong cấu trúc của hệ giá trị trẻ em. Nếu phát hiện ra con có xu hướng "đi xuống" về tính cách, cần can thiệp để có thể sửa chữa kịp thời, như vậy tương lai vẫn còn có cơ hội để thành công.

Dấu hiệu "xấu đi" của trẻ

1. Ích kỷ, khả năng đồng cảm kém

Biểu hiện điển hình của những đứa trẻ này là xem mình như trung tâm, coi sự quan tâm của người khác là điều hiển nhiên, nhưng khi người khác cần giúp đỡ, chúng liền ngó lơ.

Từng có một trường hợp gây chú ý: Trong công viên nọ, có hai mẹ con đang chụp ảnh. Bé gái khoảng 8, 9 tuổi nhưng túi xách đồ đạc một tay mẹ lo, chỉ thảnh thơi đi lên phía trước. Người mẹ hơi khát, lấy ra một chai nước khoáng trong túi của con gái, nhưng mới uống một ngụm đã bị đứa trẻ ngăn cản: "Đây là nước của con, mẹ đừng uống". Người mẹ chỉ mỉm cười, cất vội chai nước vào túi, còn nhắc con đi chậm kẻo ngã. Hành động của đứa trẻ và phản ứng của người mẹ khiến ai nấy không khỏi lo lắng.

Trên thực tế, đối với trẻ, học cách biết ơn, đồng cảm là một điều rất quan trọng. Nếu không chúng thường rất dễ dàng nảy sinh tâm lý những người khác tốt với mình là nghĩa vụ. Tương lai sau này khi ra xã hội rất khó để hòa đồng với mọi người.

photo-2-16627901410966470770.jpeg

2. Nổi loạn vô lý, trút giận lên người trong nhà

Những đứa trẻ này ở nhà tính tình nóng nảy, động một chút sẽ nổi giận với người trong nhà, còn có thể giơ tay đánh cha mẹ. Một số bậc phụ huynh đối mặt với một loạt các hành động "nổi loạn" của con cái thường chỉ mỉm cười hoặc la mắng vài câu, dường như nghĩ rằng đây chỉ là những điều nhỏ nhặt.

Nhưng sự qua loa hoặc bao dung không đúng cách của cha mẹ lại là "động lực" thúc đẩy tính cách nổi loạn, nóng nảy của trẻ sau này. Mỗi lần ở bên ngoài tức giận, trẻ đều đem lửa giận phát tiết lên người nhà.

3. Bắt đầu nói dối và luôn trốn tránh trách nhiệm

Ví dụ, rõ ràng là bản thân trẻ ở trường không nghe lời bị giáo viên khiển trách, nhưng sau đó ở trước mặt cha mẹ đổ lỗi giáo viên, trách cô "quá nghiêm khắc, nhiều chuyện", làm xấu mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh hòng trốn tránh sai lầm của bản thân. Hoặc mâu thuẫn với bạn cùng lớp, rõ ràng là mình sai nhưng trước mặt giáo viên và cha mẹ vẫn đổ lỗi cho người khác.

Những hành động này thực sự không tốt cho sự trưởng thành của trẻ. Nếu từ nhỏ đã nói dối quen miệng, luôn luôn đổ lỗi, sau này lớn lên rất khó để làm nên những thành tựu lớn.

photo-1-1662790135416159984517.png

Người lớn có thể giúp con sửa tật nói dối bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực trong gia đình và giúp trẻ hiểu những gì có thể xảy ra nếu nói dối. Khi con bạn làm sai và đã hiểu ra lỗi sai nằm ở phía mình, hãy dạy con nói: "Đây là lỗi của con" hoặc "Con xin lỗi".

Xin lỗi là hành động quan trọng, thể hiện trẻ đã nhận thức được sai lầm của mình và rất tiếc về những điều ấy. Nhưng nó chỉ thực sự chân thành khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình và mong muốn được sửa đổi. Nếu trẻ mắc lỗi, bạn hãy giải thích cho con hiểu con sai ở đâu, sai như thế nào và nhắc con nói lời xin lỗi.

Việc giải quyết khi phát hiện trẻ nói dối không cần quá gay gắt với trẻ dưới 4 tuổi. Nếu trẻ nói dối có chủ ý, đầu tiên phải giúp trẻ hiểu việc này không tốt, tại sao không được chấp nhận và bạn có thể thiết lập một vài quy tắc trong gia đình.

Một số trẻ xem nói dối là chuyện bình thường có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, thậm chí bất hợp pháp. Trường hợp này, người lớn cần tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc cố vấn trong trường học để can thiệp kịp thời.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022