Trứng có hạn sử dụng hay không?
Câu trả lời là có, nhưng cần hiểu rõ khái niệm "hạn sử dụng" ở đây. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), hầu hết trứng bán tại siêu thị đều có ghi ngày “best by” (ngon nhất trước ngày…) trên bao bì. Tuy nhiên, đó không phải là hạn sử dụng tuyệt đối, mà chỉ là mốc chất lượng tốt nhất. Nếu được bảo quản trong tủ lạnh dưới 4 độ C, trứng có thể ăn an toàn trong 3- 5 tuần, ngay cả khi đã qua mốc ghi trên hộp.

Ảnh minh họa
Còn với trứng mua ở chợ, cửa hàng hay trực tiếp từ người nuôi, không đóng hộp hay nhãn mác thì hạn sử dụng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thời điểm thu hoạch và điều kiện bảo quản. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, trứng chỉ nên dùng trong vòng 7-10 ngày. Còn nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian sử dụng có thể kéo dài đến 3-4 tuần.
Kể từ 40 tuổi, phụ nữ nên ăn thêm 1 món này để "đánh bại" lão hóa, da mịn màng lại tốt từ trong ra ngoài
Trong mọi trường hợp có ghi hạn hay không, trứng càng để lâu càng giảm chất lượng. Điều quan trọng là người dùng phải quan sát kỹ tình trạng vỏ trứng và mùi bên trong trước khi sử dụng. Dù chưa tới các mốc thời gian kể trên nhưng có dấu hiệu lạ thì phải vứt bỏ ngay.
4 đặc điểm trên vỏ cho thấy trứng không còn ăn được
Bác sĩ dinh dưỡng, đồng thời là chuyên gia độc chất lâm sàng Yan Zonghai (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, không ít người lầm tưởng rằng chỉ cần trứng chưa vỡ, chưa chảy nước là còn ăn được. Thực tế, trứng để lâu, thậm chí được bảo quản trong tủ lạnh, vẫn có thể trở thành “ổ bệnh” nếu vỏ trứng có những dấu hiệu hư hỏng rõ ràng.
Vì vậy, ông nhắc nhở việc nhìn kỹ vỏ trứng trước khi sử dụng quan trọng không kém gì việc xem hạn dùng. Dưới đây là 4 dấu hiệu cảnh báo trứng không còn an toàn, dù chưa hết hạn vẫn cần bỏ ngay để tránh nguy cơ ngộ độc, thậm chí tử vong:
Vỏ trứng có dấu hiệu nứt hoặc sứt mẻ
Trứng nứt vỏ là “cánh cửa mở” cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào bên trong, trong đó nguy hiểm nhất là vi khuẩn Salmonella. Đây là thủ phạm gây ra hàng loạt ca viêm dạ dày ruột cấp tính với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, sốt cao. Ở người già, trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường, gan mãn tính... ngộ độc do trứng nhiễm khuẩn có thể diễn tiến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như mất nước, nhiễm trùng huyết.

Ảnh minh họa
Bác sĩ Zhan khuyến cáo, nếu thấy trứng có vết rạn, nứt nhẹ hoặc đã bị sứt một góc, dù chỉ nhỏ thì tốt nhất không nên dùng.
Vỏ trứng có mùi hôi, tanh nồng bất thường
Theo bác sĩ Zhan, khi vỏ trứng phát ra mùi lạ như tanh hăng, hôi nhẹ hoặc giống mùi nước tiểu, rất có thể quả trứng đó đã hỏng từ bên trong. Ngay cả khi chưa nứt vỏ, trứng để lâu trong điều kiện nhiệt độ dao động (như cánh cửa tủ lạnh), hoặc bị nhiễm vi khuẩn qua tay cầm, hộp đựng cũng có thể bốc mùi.
Mùi hôi nhẹ từ vỏ cũng là dấu hiệu cảnh báo trứng không còn tươi và không nên sử dụng, dù vẫn còn trong hạn sử dụng in trên bao bì.
Vỏ trứng bị mốc hoặc có vệt màu lạ
Vỏ trứng có lớp mốc màu trắng xanh, xám hoặc đen là dấu hiệu cho thấy trứng đã bị nhiễm vi nấm hoặc vi khuẩn từ môi trường. Mốc không chỉ nằm ngoài vỏ mà còn có thể sinh độc tố xuyên qua lớp vỏ xốp của trứng, ảnh hưởng đến phần lòng trắng và lòng đỏ bên trong. Đặc biệt, nếu trứng bị ướt hoặc để trong môi trường ẩm thấp, tình trạng này càng dễ xảy ra.

Ảnh minh họa
Ngay cả khi bạn rửa sạch phần mốc thì độc tố vi nấm (như aflatoxin) có thể đã xâm nhập. Aflatoxin là chất có khả năng gây ung thư gan nếu tích tụ lâu dài trong cơ thể.
Vỏ trứng có vết nhớt, ẩm hoặc dính
Khi sờ vào vỏ trứng thấy cảm giác nhớt tay, dính hoặc trơn trượt bất thường thì tuyệt đối không dùng. Đây là dấu hiệu cho thấy trứng đã bị hư bên trong hoặc bị thấm ẩm lâu ngày. Nhiều trường hợp, lớp nhớt này là do vi khuẩn bắt đầu phân hủy lớp vỏ ngoài.
Ngoài ra, với trứng có mùi rượu nhẹ khi đập ra hoặc lòng trắng loãng như nước, không kết dính - đó là dấu hiệu trứng đã “lên men”, mất chất và không còn an toàn.
Nguồn và ảnh: ETtoday, Family Doctor