Hầu hết trẻ em Nhật Bản đều khiến mọi người ngưỡng mộ bởi chúng rất lịch sự, thân thiện và không hay để cảm xúc của mình bùng nổ. Tại Nhật Bản, chúng ta rất hiếm khi gặp một đứa trẻ khóc trong siêu thị (dĩ nhiên trừ những trường hợp ngoại lệ). Bởi cha mẹ ở quốc gia này có những nguyên tắc trong cách nuôi dạy con của họ:

photo-1-1662437105407255903305.jpg

1. Hãy nói cảm ơn, xin lỗi với con của bạn

Ở nhiều quốc gia, chúng ta được dạy lễ phép với người lớn tuổi ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên ở Nhật Bản, họ không chỉ lễ phép với người lớn tuổi, sếp, đồng nghiệp mà còn chính với trẻ em. Các bậc cha mẹ không ngần ngại nói những lời như: Làm ơn, cảm ơn hay xin lỗi với con của mình.

Cách cha mẹ Nhật nói chuyện với con thường rất nhẹ nhàng và lịch sự. Bởi họ tin vào việc cha mẹ chính là tấm gương để con học tập. Chính vì thế cha mẹ lịch sự thì trẻ sẽ học hỏi và làm theo.

Ngoài ra khi người lớn đối diện với trẻ em, họ đều nói chuyện với chúng một cách bình đẳng và tôn trọng. Cách giao tiếp này không chỉ diễn ra trong gia đình mà ngay cả ở nhà trẻ, mẫu giáo, các thầy cô cũng lễ phép với trẻ.

Đặc biệt các bà mẹ Nhật Bản thường xuyên nói lời xin lỗi với con. Như khi vào trung tâm thương mại bé muốn mua một món đồ chơi mới, cha mẹ nào cũng nói với con rằng: "Con đã có rất nhiều đồ chơi rồi! Mẹ không thể mua thêm nữa".

Tuy nhiên, trong trường hợp này các bà mẹ Nhật sẽ sử dụng cách giao tiếp linh hoạt và nói con: "Mẹ xin lỗi, mẹ không thể mua cho con món đồ này. Con có thể chơi những gì đang có ở nhà được không?". Khi trẻ nghe thấy tiếng "xin lỗi" của mẹ, chúng có thể hiểu được những khó khăn của mẹ mà không khóc nữa.

2. Tập cho trẻ thói quen chào hỏi

Chào hỏi là một phần trong cuộc sống của người Nhật. Lời chào hỏi thường được lồng ghép vào cuộc sống hàng ngày trước khi trẻ học nói. Do vậy trong trẻ nảy sinh nhu cầu tiếp nhận và thói quen chào hỏi chủ động.

Trong xã hội Nhật Bản, những người không chào hỏi được coi là thô lỗ. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá và ấn tượng ban đầu về bạn tại công ty mới. Nói một cách đơn giản, trong một công ty Nhật Bản, một thành viên không chào hỏi có thể bị đánh giá thấp hơn thành viên kém năng lực. Điều này cho thấy người Nhật coi trọng việc chào hỏi như thế nào.

3. Rèn luyện cho trẻ tính tự giác

Tính tự giác và tự chủ của trẻ em Nhật Bản hầu hết được hoàn thiện ngay từ những năm tháng học mẫu giáo. Từ 3 tuổi, trẻ em Nhật Bản đã học những gì có thể tự làm mà không cần dựa vào người khác. Khi đến trường, các em đều tự chuẩn bị cặp sách, nước uống, đóng gói hộp cơm và quản lý đồ đạc... Cha mẹ và thầy cô chỉ âm thầm bảo vệ và nhắc nhở con. Dù mất bao nhiêu lâu họ cũng kiên nhẫn chờ đợi con làm mà không giúp đỡ. Tình yêu thương đùm bọc như vậy chính là chìa khóa để rèn luyện tính tự lập cho trẻ.

photo-1-1662437109077524340285.jpg

So với nhiều quốc gia, hầu hết các bậc cha mẹ đều ngại cho con mang vác đồ vật lớn nhỏ thay vào đó là sự giúp đỡ của người lớn. Thực tế cả hai đều có ý thương yêu và tốt cho con song cách thể hiện lại khác nhau.

Đứa trẻ nào đến một độ tuổi cũng phải rời xa cha mẹ và sống tự lập. Có lẽ các bà mẹ Nhật đã sớm nhận ra thực tế này nên đã rèn luyện cho trẻ tính tự lập ngay từ nhỏ. Những thói quen được hình thành từ mẫu giáo giúp trẻ dễ dàng thích nghi và hoà nhập hơn khi bước vào trường tiểu học.

4. Ưu tiên lợi ích nhóm

Người Nhật rất coi trọng cuộc sống tập thể. Ngay từ nhỏ cha mẹ Nhật Bản đã dạy con không gây phiền phức vì lợi tư phải ưu tiên lợi ích nhóm trong mọi điều kiện. Và kỷ luật tự giác, tự lập được rèn luyện từ nhỏ tình cờ được thể hiện trong cuộc sống tập thể.

Các hoạt động câu lạc bộ tại trường học chính là cơ hội tốt nhất để các cá nhân học cách hoà đồng và làm việc nhóm cùng nhau. Theo hệ thống giáo dục tiên tiến, những hoạt động của câu lạc bộ có thể ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Nên nhiều cha mẹ không muốn con dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động nhóm.

Tuy nhiên hầu hết các bậc phụ huynh Nhật Bản lại khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể nhưng không để ảnh hưởng đến việc học. Các em thường dành thời gian hoạt động câu lạc bộ ít hơn thời gian học tập ở trường. Ngoài các bài tập cần hoàn thiện sau giờ học trên lớp vào các ngày trong tuần, các em thường tham gia hoạt động nhóm vào ngày nghỉ.

Bất kỳ cá nhân nào xin nghỉ, đi muộn hoặc về sớm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của nhóm vì vậy mọi người sẽ cố gắng hết sức để hợp tác. Quan niệm ưu tiên lợi ích nhóm của người Nhật được trau dồi ngay từ khi trẻ bước chân vào ghế nhà trường.

Tóm lại, để cho phép con cái của họ thích nghi với bầu không khí xã hội khắt khe, cha mẹ của quốc gia này chọn cách để con mình tự lập, phát triển những thói quen tốt ngay từ nhỏ nhằm rèn luyện nên những đứa trẻ lịch sự, có trách nhiệm, độc lập và mạnh mẽ.

Nguồn: Tsunagu Japan

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022