Giữa cơn bão sa thải đang càn quét mọi ngành nghề, tìm được một công việc ưng ý với mức lương phù hợp trở thành vấn đề khó khăn với nhiều người. Về phía những nhà tuyển dụng, do hạn hẹp về chi phí lương nên họ cũng đưa những yêu cầu khắt khe hơn nhằm tìm được những ứng viên tốt nhất.

Vì thế, cơ chế tuyển dụng trong doanh nghiệp cũng ngày càng đa dạng hơn. Ngoài các câu hỏi về trình độ học vấn, kinh nghiệm hay mức lương mong muốn, không ít nhà tuyển dụng đưa ra những đề bài không liên quan đến chuyên môn nhưng lại có khả năng kiểm tra phản ứng của ứng viên. Câu hỏi hóc búa dưới đây là một ví dụ điển hình.

Khương Nam - một nam sinh vừa tốt nghiệp đại học cách đây không lâu đã gặp phải câu hỏi oái oăm khi tham gia phỏng vấn tại một công ty truyền thông. Trải qua nhiều vòng đánh giá năng lực, anh cùng 2 ứng viên khác xuất sắc lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp với ban lãnh đạo công ty.

Sau khi xem xét hồ sơ và hỏi một số câu liên quan đến kinh nghiệm và công việc, bạn lãnh đạo nhận thấy cả 3 người đều có năng lực tốt. Tuy nhiên, vị trí cần tuyển chỉ có một vậy nên người có phần thể hiện tốt nhất trong buổi phỏng vấn này sẽ là người được chọn.

Để đánh giá được khả năng phản ứng của ứng viên, họ đã đưa câu hỏi cuối cùng: "Mất 200 giây để leo lên tầng 12, hỏi mất bao nhiêu lâu để lên tầng 24?".

Sau khi nghe câu hỏi này, ứng viên đầu tiên nghĩ rằng câu trả lời rất đơn giản nên nhanh trí trả lời: "Phải mất 200 giây để leo lên tầng 12, điều đó đồng nghĩa bạn sẽ mất 400 giây để leo lên tầng 24, điều này quá đơn giản!"

Sau khi nghe câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng chỉ gật đầu và không nói gì.

Ứng viên thứ 2 tiếp tục trả lời với một câu hỏi tương tự. Lãnh đạo công ty cũng chỉ gật đầu rồi ra hiệu cho Khương Nam trả lời.

photo-1-1702121958074502134304.jpg

Ảnh minh hoạ

Khương Nam đã trả lời một cách hết sức bình tĩnh: "Tôi có thể lên tầng 24 mà không cần đến 200 giây. Tôi đi bằng thang máy. Điều đó chẳng phải tiết kiệm thời gian và công sức hơn sao".

Sau khi nghe thấy cách giải quyết này của Khương Nam, người phỏng vấn tỏ ra vui vẻ và tuyên bố nhận anh vào làm việc.

Theo phân tích của nhà tuyển dụng này, đôi khi có một số trường hợp, bạn cần có cách tiếp cận vấn đề và hướng giải quyết mới thay vì mãi đi vào lối mòn. Vì biết đâu những hướng đi mới đó sẽ giúp hiệu suất công việc được nâng cao như cách mà Khương Nam tiếp cận. Ngoài ra người này cũng dành lời khuyên cho các ứng viên có thể ứng tuyển thành công khi gặp phải những câu hỏi "lắt léo" tương tự.

Điều đầu tiên là phải cẩn trọng và chú ý đến từng lời người phỏng vấn nói. Bởi có thể buổi phỏng vấn là cơ hội duy nhất và cuối cùng để bạn ứng tuyển vào doanh nghiệp này, vậy nên việc cẩn thận trong hành động, suy nghĩ thể hiện bạn là người vô cùng trân trọng cơ hội của mình.

Điều thứ 2 là hãy thoát khỏi suy nghĩ coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Các ứng viên trả lời sai cũng là bởi họ bị kinh nghiệm trong quá khứ đánh lừa, vậy nên càng dễ "sập bẫy" của người phỏng vấn. Ngoài việc vận dụng trải nghiệm của bản thân, hãy nghĩ đến việc giải quyết vấn đề mới mẻ, sáng tạo để bản thân khác biệt so với các đối thủ khác.

Thêm nữa, với những câu hỏi lập dị này điều mà nhà tuyển dụng muốn hướng đến là xem cách phản ứng của bạn với những tình huống không dự tính trước. Bằng cách này, họ hy vọng sẽ thấy được tính cách và con người của bạn.

Không như các câu hỏi phỏng vấn khác, bạn sẽ không có được một câu trả lời chính xác 100% với những tình huống hóc búa này. Vì vậy bạn đừng ngại ngần suy nghĩ theo cách đặc biệt.

Do đây là những câu hỏi để dự đoán tính cách và giá trị của ứng viên nên hãy thành thật với chính mình khi trả lời.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022