Sau một thời gian chờ đợi, Ký Ức Vui Vẻ mùa 4 cũng đã lên sóng tối qua mang đến cho khán giả những câu chuyện ý nghĩa và cảm động.

Thử thách riêng dành cho thập niên 70 là bối cảnh quán cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ. Đây là nơi mà các chiến sĩ Biệt Động Sài Gòn hoạt động ngầm. Và câu hỏi chính là dấu hiệu nào để nhận biết người chiến sĩ? NSƯT Chiều Xuân sau khi quan sát và bàn bạc với khách mời nghệ sĩ Thanh Loan đã đưa ra câu trả lời chính xác.

Để giải thích rõ hơn MC Thảo Vân mời ra sân khấu những chiến sĩ Biệt Động Sài Gòn thực thụ: Bác Vũ Minh Nghĩa (Chín Nghĩa), bác Nguyễn Ngọc Huệ, bác Phan Văn Hôn (Bảy Hôn), bác Đặng Thị Thiệp, anh Trần Vũ Bình - con trai của hai chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai và Đặng Thị Thiệp.

photo-1-16598357629971466618617.jpg

Chiến sĩ Bảy Hôn tự hào cho biết: “Biệt Động Sài Gòn không ai biết ai, chỉ có thể nhận ra nhau bởi các tín hiệu. Tôi là nhân chứng lịch sử - người trực tiếp đánh vào Dinh Độc Lập. Cả đời này tôi nể trọng đồng chí Trần Văn Lai - ông là người đã xây nên căn hầm chứa vũ khí bí mật để giúp đỡ cho chiến dịch đánh vào Dinh Độc Lập ngày ấy”.

photo-1-1659835767646933726098.jpg

Cựu chiến sĩ Bảy Hôn

Cựu chiến sĩ Chín Nghĩa cũng hồi tưởng về giai đoạn đầy khó khăn trong nước mắt: “Tôi có một nhiệm vụ chưa hoàn thành. Khi thủ trưởng bị thương tôi nói để tôi băng bó vết thương cho anh, nhưng anh bảo để dành cuộn băng cho các anh em vì vết thương anh rất nặng, em đừng băng uổng phí.

Trong lúc đó, tay tôi đè vết thương của anh Ba nhưng máu vẫn trào ra, anh dặn các anh em chờ tiếp viện không được rút lui và ra đi”. Sự hy sinh quên mình, sự dũng cảm kiên cường của các chiến sĩ ngày ấy khiến cho cả trường quay thinh lặng, nhiều người nghẹn giọng cố gắng giữ bình tĩnh.

photo-2-1659835768583213416698.jpg

Cựu chiến sĩ Chín Nghĩa

photo-3-1659835768084909270537.jpg

Anh Trần Vũ Bình - người con của chiến sĩ Năm Lai cho biết: “Tôi chỉ biết tới mẹ thôi, không biết tới cha. Ba tôi mà có về nhà cũng chỉ dám kêu má. Trong nhà có hai má lận. Mẹ tôi chịu đựng nhiều vì đóng vai vợ bé”.

NSƯT Thanh Loan vinh dự cách đây 36 năm được đạo diễn Long Vân mời hóa thân vào vai ni cô Huyền Trang trong phim Biệt động Sài Gòn. Nguyên mẫu của nữ nghệ sĩ được xây dựng từ hình ảnh của những chiến sĩ năm xưa đang ngồi trên sân khấu.

photo-4-16598357676611892838618.jpg

Có mặt trên sân khấu, nữ nghệ sĩ xúc động khi được gặp gỡ những cựu Biệt Động Sài Gòn. “Chính các bác là những vốn sống cho thế hệ trẻ ngày hôm nay biết được những năm tháng chiến tranh gian khổ của các bác đã hi sinh vì đất nước, vì dân tộc này. Mong rằng những hình ảnh các bác sẽ được lan tỏa cho nhiều thế hệ sau này” – NSƯT Thanh Loan bộc bạch.

photo-5-1659835768102672230827.jpg

Ngoài ra, ê-kíp chương trình cũng trực tiếp đến thăm bảo tàng Tình Báo Biệt Động Sài Gòn để tìm hiểu thêm một phần lịch sử, khám phá căn cứ bí mật là nơi từng chứa 3 tấn vũ khí và trải nghiệm ẩm thực thời xưa.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022