sajjad-sehen-iraq-doping-olymp-5281-2149-1722013867.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wdbBNyybi5ybzM5y4i5S_Q

VĐV Sehen (áo trắng). Ảnh: IJF

Mẫu thử của Sehen được lấy tại Paris ngày 23/7 và được công bố hôm 26/7. VĐV 28 tuổi dương tính với metandienone và boldenone, đều thuộc danh mục cấm. Đây là hai loại steroid có thể giúp cải thiện thể chất, tăng hiệu suất và tăng khả năng đồng hóa protein.

ITA quyết định đình chỉ tạm thời Sehen, trong khi chờ án kỷ luật. "VĐV bị cấm thi đấu, tập luyện, huấn luyện hoặc tham gia bất kỳ hoạt động nào của Olympic", thông cáo của cơ quan này có đoạn.

Sehen dự kiến thi đấu hạng 81kg nam, vào ngày 30/7, ở vòng 1/16 gặp đối thủ Uzbekistan.

Thế hội kỳ trước ghi nhận chín ca dính doping tại Tokyo năm 2021. Trước đó, Rio 2016 có 16 ca, còn London 2012 lập kỷ lục 132 ca. Bắc Kinh 2008 có số ca nhiều thứ hai với 91, tiếp theo là Athens 2004 (37).

doping-olympic-3515-1722013867.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5m885UNBYRy3UBrO02kHkw

Số ca doping tính từ Olympic Sydney 2000. Ảnh: statista

Các VĐV tham dự Olympic 2024 đề bị kiểm tra doping ngẫu nhiên, không thông báo trước. Tối 22/7, võ sĩ boxing Võ Thị Kim Ánh của Việt Nam cũng phải đi kiểm tra.

Trước thềm Thế vận hội tại Paris, các VĐV đã được lấy mẫu xét nghiệm và trải qua khóa học về doping trên một nền tảng ADEL của Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA). ADEL có từ năm 2018 giúp các VĐV học lý thuyết, với nhiều khối kiến thức nhỏ. Mỗi khối cần từ 10 đến 30 phút hoàn thành. Để tổng kết, các học viên tham gia phải làm bài kiểm tra và đảm bảo đạt 80% điểm số yêu cầu mới được dự Olympic.

Olympic Paris 2024 khai mạc từ ngày 26/7 và bế mạc vào ngày 11/8, nhưng các môn đã tranh tài từ ngày 24/7. Sự kiện có khoảng 10.500 VĐV đến từ 206 quốc gia, tranh tài ở 329 nội dung ở 32 môn thể thao.

image-9617-1722015453.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-QpDHqQ3Vo8zr1w3kG-MbQ

Hai du khách chụp ảnh trước một địa điểm thi đấu của Thế vân hội Paris 2024 ngày 24/7. Ảnh: AP

Đội bơi Trung Quốc được chú ý nhiều nhất và giám sát chặt nhất, là do bảy tháng trước Olymic 2021, 23 kình ngư nước này dương tính với chất cấm Trimetazidine (TMZ) tại một giải bơi quốc gia. Khi đó, cơ quan chống doping Trung Quốc (CHINADA) giải thích rằng các kình ngư ăn phải thực phẩm nhiễm TMZ. Họ cho biết đã phát hiện chất này trong các hộp đựng gia vị ở nhà bếp và bộ phận thoát nước của khách sạn. WADA chấp nhận giải thích của CHINADA, giữ kín thông tin và cho các kình ngư Trung Quốc tiếp tục thi đấu. Sau đó, tại Olympic 2021, Zhang Yufei giành hai HC vàng, hai bạc, còn Li Bingjie giành một vàng và một đồng.

Vụ việc chỉ lộ ra ánh sáng từ tháng 4 năm nay, khi tờ New York Times (Mỹ) và kênh ARD (Đức) đưa tin. Bê bối đã gây phẫn nộ cho giới chức và kình ngư các nước khác.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Yu Liang, đội bơi Trung Quốc phải chịu hơn 200 cuộc kiểm tra doping trong nửa tháng chuẩn bị cho Olympic 2024. Mỗi thành viên trải qua từ năm đến bảy cuộc kiểm tra, từ hôm 6/7.

Năm 2023, 22 kình ngư bị kiểm tra doping nhiều nhất đều là người Trung Quốc. Ba kình ngư bị kiểm tra nhiều nhất là Qin Haiyang với 46 cuộc, Zhang Yufei với 43 cuộc và Li Bingjie với 42 cuộc. Trong khi đó, kình ngư không phải người Trung Quốc đại lục bị kiểm tra nhiều nhất là VĐV Hong Kong, Siobhan Haughey, chỉ với 17 cuộc. Ngoài châu Á, Summer McIntosh và Bobby Fink dẫn đầu với cùng 16 cuộc.

Trung Thu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022