Khi còn trẻ, chúng ta luôn mong ngóng mỗi dịp Tết đến xuân sang. Nhưng khi bước vào tuổi trung niên, Tết dường như không còn là sự háo hức. Một gia đình phải nuôi, một núi việc phải lo, dè dặt về tiền bạc trong túi và phải đối mặt với hàng đống hóa đơn.
Ở tuổi trung niên, cuộc sống đến trước, Tết nhất đến sau.
01
Tiêu dùng đơn giản
Khi nhà văn Mạc Ngôn còn nhỏ, ông đặc biệt mong chờ đón Tết, ông thậm chí đã bắt đầu đếm ngược từ giữa tháng 12 âm lịch. Nhưng khi đó, ông nhận thấy rằng người lớn không chỉ không thích ăn mừng năm mới mà còn sợ dịp này. Điều này khiến ông cảm thấy khó hiểu, cho tới khi bước vào tuổi trung niên, ông đã hoàn toàn hiểu được điều này.
Ông giải thích nó theo cách này: Đầu tiên, Tết Nguyên đán đồng nghĩa với một khoản chi tiêu khổng lồ thường không được tính vào ngân sách cuộc sống eo hẹp của họ.
Thứ hai, thời gian trôi qua nhanh chóng gây áp lực rất lớn cho họ.
Không bước vào tuổi trung niên không biết dầu củi gạo muối đắt đỏ ra sao, không đến Tết không biết bản thân nghèo tới cỡ nào.
Ở tuổi trung niên, chúng ta không được phép tùy tiện như khi còn trẻ.
Chỉ bằng cách tính toán cẩn thận và tính toán từng chi tiết, chúng ta mới có thể kiểm soát được mạng lưới cuộc sống.
Tuy nhiên, nhiều người không nhận thức được điều này, luôn vung tay quá trán khi Tết đến.
Trong một buổi tụ tập, thấy người ta mừng tuổi con trẻ phong bao dày cộp, bạn cũng cảm thấy mình không được thua kém, lì xì bằng số tiền cho bằng người ta, miệng thì cười tươi nhưng trong lòng thì sót ruột.
Bạn tốn rất nhiều tiền để mua đồ Tết, vài chai rượu vang đắt đỏ đặt trên bàn, đồ ăn thật ngon cất trong tủ lạnh, bạn lo lắng khi có khách đến chơi nhà, không tươm tất sẽ mất mặt.
Có bao nhiêu người đã làm việc chăm chỉ để tiết kiệm trong một năm nhưng lại phung phí hầu như tất cả số tiền chỉ sau vài ngày.
Sau dịp Tết tưởng chừng như huy hoàng, chúng ta phải sống với số tiền hữu hạn còn lại.
Vì vậy, hãy tiêu khi cần và tiết kiệm khi có thể. Đối với người trung niên, cuộc sống của bản thân nên được ưu tiên hàng đầu.
02
Ham muốn đơn giản
Khi còn trẻ, tôi thường cho rằng Tết nhất, cái gì cũng nên thật hoành tráng, nhưng sau nửa cuộc đời, tôi dần nhận ra rằng hạnh phúc của ngày Tết chỉ đơn giản là một bữa cơm quay quần bên gia đình.
Cuộc sống có xa hoa tới mấy nhưng nếu không thể ở bên gia đình, vậy thì cũng chẳng có gì đáng để khoe khoang.
Nhà cao cửa rộng, nhưng không có tiếng cười đùa, không có sự ấm áp, vậy thì cũng không có gì đáng phô trương.
Yang Zhenning, người đoạt giải Nobel Vật lý, sống ở nước ngoài quanh năm nhưng vẫn luôn giữ thói quen đón Tết.
Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, ông luôn nấu một bữa ăn ngon cho gia đình. Cả gia đình ngồi quanh bàn ăn, già trẻ lớn bé, trò chuyện, cười đùa.
Yang Zhenning thẳng thắn nói rằng ông đã bước vào độ tuổi mà công việc và sự nghiệp đối với ông không còn quá quan trọng, tận hưởng cuộc sống là niềm vui của ông.
Tiệc tùng có linh đình tới cách mấy, không bằng khói bếp tỏa ra từ một ngôi nhà nhỏ.
Nhà vừa là bến cảng an toàn, vừa là nơi bình yên trong tâm hồn.
Một nhà văn từng có quan điểm về hạnh phúc như sau: "Hạnh phúc là được ngủ trên chiếc giường của chính mình, là được ăn đồ ăn cha mẹ nấu, là được nghe lời yêu thương của bạn đời, là có thời gian dành cho con cái."
Suy cho cùng, được nhìn thấy người mà mình yêu thương, mình nhớ nhung, đây mới là ý nghĩa của năm mới.
03
Những mối quan hệ đơn giản
Một lần nọ, có một người đàn ông có danh tiếng muốn đến thăm nhà văn nổi tiếng Tiền Chung Thư. Biết rõ ông không thích gặp người khác, người đàn ông thậm chí còn đặc biệt chọn ngày mùng 2 Tết mang quà đến tận nhà. Trong dịp Tết Nguyên Đán, việc có người đến chúc Tết là một điều vui, chưa kể người này có gia cảnh tốt. Nhưng trước khi người đàn ông kịp bước vào cửa, Tiền Chung Thư đã nhìn qua khe cửa từ chối:
"Cảm ơn anh! Tôi rất bận! Tôi rất bận! Cảm ơn anh! Cảm ơn anh!"
Ông không thích nói chuyện với người lạ, gần như không muốn tham gia các cuộc tụ tập xã hội.
Theo quan điểm của ông, thay vì dành thời gian cho những tương tác xã hội vô nghĩa, chi bằng dành thời gian và điều hành vòng tròn nhỏ của riêng mình.
Ông có thể đi 17 km để dự đám cưới của người một người bạn thân thiết, cũng có thể ngâm thơ, ngắm cảnh cùng bạn và đọc sách vào ban đêm.
Chính bản thân ông cũng đã từng nói: Không cần phải tìm những người không hợp mình để nói những điều vô thưởng vô phạt.
Không phải ông không giao tiếp, chỉ là vòng tròn của ông luôn dành chỗ cho những người cực kì thân thiết.
Nhiều người nhân cơ hội chúc Tết để biếu rượu, tặng quà, mong được gần gũi với sếp lớn. Nhưng tình cảm bên bàn rượu không thể vượt ra ngoài bàn rượu, tặng bao nhiêu quà thứ mà chúng ta nhận lại được cũng chỉ là thứ tình bạn giả tạo.
Người khác hẹn hò uống rượu với bạn, sau đó bạn chỉ là một cái tên xa lạ trong danh bạ của họ.
Người khác hứa sẽ nói giúp bạn vài lời, nhưng trong chớp mắt, bạn chỉ là người qua đường, A, B, C và D.
Mạng lưới xã hội được thúc đẩy bởi lợi nhuận và bạn bè được hình thành bởi tình yêu. Ngay cả khi bạn cố gắng tiến vào một số vòng tròn xã giao nào đó, bạn cũng chỉ có thể ở bên lề.
Thật khó để có được một khoảng thời gian nhỉ ngơi như dịp Tết, vậy thì thay vì nịnh nọt ai đó ở một quán rượu nào đó, tại sao không đi uống vài ly với những người bạn thân đã lâu không gặp và trò chuyện về năm mới.
Quá khứ và trải nghiệm, dù vui hay buồn, đều là những món ăn tinh thần đáng quý dành để hàn huyên với những người thực sự coi trọng ta.
***
Có người từng hỏi giáo sư đại học của mình: Thế nào là một cuộc sống lý tưởng?
Giáo sư trả lời như sau: "Khi đến một độ tuổi nhất định, bạn tự nhiên sẽ nhận ra rằng những thứ bên ngoài mình không hề quan trọng chút nào. Một cuộc sống yên bình là thiết thực và ổn định nhất."
Năm mới hay những ngày bình thường, tất cả đều là một phần của cuộc sống, vậy cho nên, hãy cứ đón năm mới như những ngày bình thường, và quan trọng là biết dành thời gian thực sự cho bản thân.