Cù lét là "cười"?
Tại khuôn viên lăng mộ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), nằm trong Khu di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) có một cây ổi cụ, đến nay đã 91 năm tuổi, được mọi người biết đến với cái tên là cây ổi cười.
Khi có người hỏi thăm về cây ổi cười, bà Nghĩa - người phụ trách quét dọn và trông coi khu lăng mộ nhiệt tình giới thiệu và thực hành luôn cho mọi người thấy sự kỳ lạ của cây ổi này.
Thực tế, cây ổi cười không phải biết cười như con người, mà khi gãi vào thân cây như cù lét, lá cây sẽ rung rinh, chuyển động dù tại thời điểm đó không hề có gió, không có tác động của lực. Khi dừng gãi, lá cây sẽ lập tức đứng yên.
Khi dùng tay gãi nhẹ vào thân cây, lá cây sẽ rung lên, dừng tay sẽ hết.
Chỉ những chiếc lá ở đầu nhánh cây bị gãi mới có phản ứng rung chuyển, còn những lá ở nhánh khác thì im lặng. Đặc biệt khi bị cù lét, chỉ lá cây và cuống lá rung chuyển chứ cành không hề lay chuyển.
Rất đông các du khách khi đến đây, đều tò mò về cây ổi cười và muốn tự tay gãi, tận mắt chứng kiến xem cây ổi có thực sự biết cười hay không. Sau khi trải nghiệm, nhiều du khách công nhận việc lá cây ổi rung bần bật khi họ gãi nhẹ vào thân cây.
Cô Nghĩa cho biết, cây ổi cười đã được trồng ở đây từ 91 năm trước.
Du khách đến thăm quan sờ vào cây ổi để cảm nhận năng lượng đặc biệt.
Không chỉ biết “cười”, cây ổi cười còn được cho là có thể truyền năng lượng đặc biệt, khi sờ vào thân cây, nhắm mắt lại sẽ cảm nhận được luồng điện chạy qua người. Một số du khách sau khi nhắm mắt và sờ vào thân cây ổi thì cho biết họ cảm giác cơ thể lâng lâng như bị mất trọng lượng, chông chênh như ngồi trên thuyền hay say xe khi đi ô tô.
Trước thắc mắc của nhiều người về việc liệu có một nguồn điện nào đó ở cây ổi này hay không? Nhân vật trải nghiệm đã mang theo một chiếc bút thử điện để thử ở thân cây và sân xung quanh nhưng không phát hiện có điện.
Nhân vật trải nghiệm cũng công nhận rằng cây ổi
Nguồn gốc cây ổi cười
Bà Nghĩa cho biết, cây ổi cười được ông Trần Hưng Dẫn (người thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) cung tiến năm 1933 sau khi ông này đến mộ vua cầu tự và lời cầu nguyện linh ứng. Ngoài cây ổi, ông Dẫn còn cung tiến 2 cây long não và 4 tượng voi.
Đến năm 1994, một du khách đến thăm quan, vô tình ngồi cạnh, chà xát vào thân cây đã phát hiện ra cây ổi biết "cười". Cuối năm 2001, nhà thơ Hoàng Ngọc Phác (quê ở Việt Trì, Phú Thọ) đến thăm lăng mộ vua Lê cũng phát hiện ra sự kỳ bí của cây ổi và đặt tên cho cây ổi này là cây ổi cười.
Được biết, vào năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen của cây ổi cười ở Lam Kinh nhưng đến hiện tại vẫn chưa có kết quả.
Nguồn: Độc lạ Bình Dương