Câu chuyện của ông Chu đang gây chú ý trên diễn đàn Toutiao khi ông kể về kỷ niệm đi họp lớp. Năm nay ông Chu đã gần 60 tuổi, sống ở quê nhà. Tính tới nay, ông đã tốt nghiệp đại học hơn 30 năm nhưng trong tâm trí của ông vẫn ghi nhớ rất rõ kỷ niệm thời đi học. Cụ ông này vẫn giữ liên lạc với 1 số người bạn cũ nhưng không gặp lại nhau.

Vừa qua, ông Chu nhận được cuộc gọi từ ông Lâm nói về việc lớp tổ chức 1 buổi gặp gỡ sau nhiều năm không gặp. Lúc này, ông Chu rất phấn khích vì bản thân ông cũng muốn biết hội bạn cũ đang sống ra sao. Bấy lâu nay chỉ liên lạc với vài người qua điện thoại nên người đàn ông này không biết những người còn lại có ổn hay không. Vì vậy, ông Chu vội nhận lời.

Tới bữa tiệc họp lớp, ông Chu vô cùng vui vẻ khi chứng kiến sự có mặt của 41/48 thành viên. Sau nhiều năm không gặp gỡ, dường như ai nấy đều cảm thấy háo hức khi được trò chuyện với nhau. Ở bữa tiệc này, họ ôn lại những kỷ niệm ngày còn đi học. Tuy nhiên, ông Chu nhận ra phía sau những lời quan tâm nhau còn là những phán xét, đánh giá, toan tính của từng người. Nhận ra điều này, người đàn ông U60 quyết định không bao giờ tới buổi họp lớp nào nữa.

1. Phán xét, đánh giá người khác

Dù những người bạn cũ trò chuyện vui vẻ với nhau nhưng ông Chu vẫn rơi vào dòng suy nghĩ khá tiêu cực. Ông nhận thấy bạn bè không còn là người đơn thuần như xưa. Họ có vẻ trở nên toan tính, dễ đánh giá và phán xét người khác.

Sau khi họ hỏi về cuộc sống của 1 người, họ sẽ đưa ra lời bình phẩm không hay khi đối phương sống khó khăn, chật vật. Họ cũng có xu hướng tiếp cận, gần gũi với những người giàu có và thành đạt trong cuộc sống. Sau hơn 30 năm, bạn học của ông Chu có người làm giám đốc về hưu, có người làm trưởng phòng nhưng cũng có cá nhân chỉ làm người lao động chân tay. Thay vì động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, họ lại phán xét cuộc sống của người đó.

couple-have-tea-with-cookies-sweets-dried-fruits-nuts-baklava-17029566176711916824004-1703060967432-17030609676681432943534.jpg

Ở buổi họp lớp, bản thân ông Chu cảm thấy thất vọng, tự dặn lòng sẽ không tái diễn. Ảnh minh họa: Internet

Trong cuộc sống, mỗi người lại có những lựa chọn riêng, miễn sao tất cả chúng ta đều sống hạnh phúc, làm người tử tế là được. Bởi vậy, người thành công hay người không giàu có đều đáng trân trọng như nhau.

2. Khoe khoang thành tựu

Đối với ông Chu, buổi họp lớp sau hơn 30 năm ra trường còn là địa điểm để các bạn cũ khoe khoang thành tựu của họ trong cuộc sống. Nhiều người đến đây để phô diễn sự giàu có, sự sung túc và gia đình êm ấm, đề huề. Nhiều người khác thậm chí còn mang cả xe sang, đồ hiệu… tới bữa tiệc để chứng minh sự giàu có của mình.

1-142111zon-17029566450422040602333-1703060968808-1703060968919659715553.png

Ở buổi họp lớp, nhiều người chỉ khoe những gì họ có, giấu nhẹm những “góc khuất” trong cuộc sống. Ảnh minh họa: Internet

Trên bàn ăn, họ thường nói về những thành tựu trong công việc cũng như cuộc sống của mình. Họ vui sướng khi được người khác khen ngợi, tôn vinh và thậm chí là nịnh nọt. Trong khi đó, những người khác lại có ý đồ lợi dụng hoặc nhờ người giàu có hỗ trợ, giúp đỡ.

3. Tình cảm bạn bè không còn như xưa

Sau nhiều thập kỷ không gặp gỡ, tình bạn của những người bạn cũ cũng không còn khăng khít như xưa. Nếu không phải phán xét, không phải thể hiện bản thân, họ sẽ chẳng nói thêm được gì. Giờ đây, hội bạn cũ không còn nhiều điểm chung. Họ cũng không biết đối phương đang sống ra sao nên những câu hỏi xã giao được đưa ra liên tục.

Mỗi người có 1 cuộc sống riêng, đối mặt với những biến cố khác nhau. Họ trưởng thành hơn và không còn sống đơn thuần như xưa nữa. Những kỷ niệm thuở còn đi học cũng bị mai một phần nào nên không dễ trò chuyện như xưa.

Bản thân ông Chu cũng cảm nhận được sự gượng gạo trong những câu chuyện này. Vì vậy, ông chủ yếu trò chuyện với vài người bạn thân thiết thay vì giao tiếp xã giao với những người khác.

Theo Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022