Nhắc lại tình cũ

Bạn không nên nhắc đến mối tình xưa dù là của mình hay bất cứ bạn bè nào khác. Khi còn đi học, nhiều người trong chúng ta có một mối quan hệ “thân thiết” với bạn học cũ, nhưng sau này không thể bên nhau nữa.

Khi đi họp lớp, trước mặt người ấy hay trước mặt mọi người bạn cũng tuyệt đối không nên nhắc lại. Đặc biệt mấy câu nhạy cảm như: “Bạn có hối hận vì ngày ấy không yêu tôi?”, hay “Bạn có hối hận vì đã ở bên tôi không?” thì bạn càng trên tránh.

co-nhan-17031321586031530525348-1703221185623-17032211858161197457275.gif

Những lời nói ấy sẽ khiến người trong cuộc cảm thấy không được tôn trọng. Đồng thời việc này cũng sẽ làm những người xung quanh ngại ngùng, không biết nói gì. Mặc dù có thể bạn đang đùa, nhưng kiểu đùa này thực sự rất kém duyên.

Khoe khoang quá mức

Việc khoe khoang quá mức, hay chế nhạo người khác một điều tối kỵ. Hồi còn đi học, bạn làm bài kém, bị người khác coi thường, cả lớp lạnh nhạt, chê cười. Thế nhưng bây giờ bạn đã trở nên tốt hơn, thậm chí trở thành người thành công và xuất sắc nhất lớp. Bạn bắt đầu mỉa mai về cách những bạn học cũ đối xử với bạn ngày xưa, thậm chí còn cố tình chế nhạo và so sánh những người coi thường bạn thì quả là điều không nên.

Việc bạn thành công như hiện tại là điều ai cũng trông thấy, nên không cần phải thể hiện quá nhiều mới khiến bạn nổi bật.

Khi bạn so sánh hay buông những lời nói không hay như vậy, sẽ khiến mọi người không biết phải nói gì hay đáp lại như thế nào. Điều này khiến không khí trở nên ngột ngạt và khó chịu, mất đi cảm giác gần gũi thân thiết khi gặp lại bạn cũ. Thậm chí bạn còn có thể bị ghét ra mặt ngay lập tức.

3855412373669349592987778543215057573307507n-1703132252066539640506-1703221186383-17032211865281711255173.png

Những lời phàn nàn bất bình

Điều thứ ba bạn không nên nói quá nhiều trong buổi tiệc đó là những lời phàn nàn, chê bai hay bất bình. Trong một buổi họp lớp, thay vì cùng nhau ôn lại những kỷ niệm cũ thì bạn lại liên tục than thở về cuộc sống.

Bạn luôn kể khổ những bất mãn mà bạn đã trải qua, kêu gào sự bất công của bản thân và coi mọi người như thùng rác để xả giận. Điều này làm không khí buổi gặp gỡ chùng xuống, nhiều người cảm thấy khó chịu.

Mục đích của bạn là muốn mọi người thương cảm, gây sự chú ý và muốn được lắng nghe. Thế nhưng nếu bạn cứ liên tục phàn nàn như vậy sẽ chẳng còn ai muốn lắng nghe hay chơi cùng bạn nữa.

Đề cập đến điều “xấu hổ” của người khác

cam-giac-xau-ho-1-1703132275112528567112-1703221188573-1703221188822844645153.jpg

Hồi đi học ai cũng có lần gặp chuyện xấu hổ, khi vô tình có ai nhắc đến sẽ khiến họ vô cùng ngại ngùng. Tốt nhất là chúng ta không nên đề cập đến những điều “nhạy cảm” của người khác. Điều này khiến họ có cảm giác không thoải mái và vô cùng khó xử. Hồi còn trẻ, chúng ta mắc sai lầm là chuyện hết sức bình thường.

Trải qua bao nhiêu năm, ai cũng đã trưởng thành, nhắc lại những chuyện như thế sẽ làm không khí trở nên khó xử. Người bị nhắc tới cũng sẽ thấy không thoải mái và không hài lòng với cách hành xử của bạn.

Bạn nghĩ rằng nói những lời này để làm sôi động bầu không khí, nhưng lại chưa bao giờ xem xét đến cảm xúc của những người liên quan. Mọi người tham gia đều sẽ cảm thấy bạn rất kém duyên, mất lịch sự. Vậy nên hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi phát biểu bất cứ điều gì.

Khi tham dự một buổi họp lớp hay gặp lại bạn bè cũ, bạn tuyệt đối không được nhắn đến 4 điều trên. Nếu không bạn sẽ trở thành người vô cùng phản cảm và kém duyên trong mắt mọi người.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022