Cùng với sự phát triển và hội nhập của văn hóa phương Tây, văn hóa Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng không ít. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản vẫn luôn gìn giữ được những nét phong tục truyền thống độc đáo, đặc trưng chỉ có ở "xứ sở hoa anh đào".  Một trong số đó, nổi bật là truyền thống văn hóa chào đón năm mới của đất nước này. Nếu có dịp bạn có thể đặt tour du lịch Nhật Bản được trải nghiệm Tết của Nhật Bản nhé.

photo-1-16690295710601636340211-1669035097440-16690350986771569946130.png

Người Nhật ăn tết vào ngày 1/1 Dương lịch hằng năm

Người Nhật ăn Tết âm hay Dương lịch?

Là quốc gia có truyền thống văn hóa đậm chất phương Đông, nhiều người sẽ nghĩ rằng Nhật bản cũng giống với các nước khác trong khu vực châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,.. vẫn đón Tết cổ truyền theo lịch âm. Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia đón năm mới theo lịch dương.

Từ trước thế kỉ 19, Nhật Bản cũng đón Tết cổ truyền theo lịch âm nhưng đã chuyển sang ăn tết theo dương lịch giống các nước phương Tây kể từ năm 1873 do cuộc cải cách duy tân của Thiên hoàng Minh Trị. Vì thế, tết ở Nhật Bản sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng 1 hằng năm. Dù vậy, người Nhật vẫn lưu giữ được những nét truyền thống văn hóa phương Đông vào những ngày đón năm mới và gọi đây là lễ hội ‘Oshogatsu’.

Những truyền thống văn hóa trong dịp Tết của người Nhật

Tết ở Nhật Bản thường kéo dài trong 3 ngày, với những hoạt động rộn ràng từ chuẩn bị đón tết đến trong ngày tết vẫn mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông.

Ngày tổng vệ sinh – Osouji: Cũng giống như Việt Nam, trước khi bước sang năm mới người Nhật cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón tết. Bởi họ quan niệm rằng, thần Toshigami – vị thần linh thiêng nhất trong Thần đạo Shinto sẽ đến thăm nhà họ vào ngày đầu tiên của năm mới và mang theo những điều may mắn. Vì vậy, nhà cửa phải thật sạch sẽ để chào đón các vị thần.

Trang trí nhà cửa: Bên cạnh việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa cũng là việc làm không thể thiếu khi đón tết của người dân Nhật Bản. Vào ngày 28 hoặc 30 hằng năm, người Nhật sẽ bắt đầu trang trí nhà cửa, họ tránh trang trí vào ngày 29 tháng 12 vì chúng phát âm tựa với ý nghĩa "2 lần nỗi đau".

Người dân Nhật thường treo sợi dây linh thiêng trong Thần đạo ‘Shimenawa’ trước cửa nhà để xua đuổi tà mà hay đặt ‘Kadomatsu’ được trang trí bằng 3 cây trúc, một vài nhánh cây thông trước cửa nhà và công ty với ý nghĩa một năm mới vạn sự tốt lành. Bên cạnh đó, các gia đình Nhật Bản còn trí các đồ vật trên khung cửa như quả quýt tượng trưng cho sự thịnh vượng, dây bện bằng cỏ để cầu tài lộc,…

photo-1-1669029575146864692573-1669035099969-16690351001171984777183.png

Những truyền thống văn hóa trong dịp Tết của người Nhật

Lễ rung chuông – Joya no Kane: Joya no Kane là lễ rung chuông truyền thống của Nhật Bản được tổ chức vào đêm giao thừa. Hồi chuông dài vang lên 108 lần đánh dấu năm cũ đã qua và chào đón một năm mới. Đây là sự kiện diễn ra khắp nơi trên đất nước Nhật và được phát sóng trực tiếp trên các đài truyền hình.

Viếng đền thờ hoặc chùa – Hatsumoude: Hoạt động đầu tiên vào những ngày đầu năm mới của người Nhật là ‘Hatsumode’ - viếng thăm các đền thờ hay chùa để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới. Kể từ thời khắc giao thừa, các đền thờ và chùa lớn sẽ mở cửa suốt đêm chào đón mọi người.

Gửi thiệp chúc Tết – Nengajo: Trao nhau những tấm thiệp chúc mừng năm mới là một nét văn hóa vô cùng ý nghĩa trong phong tục đón năm mới của người Nhật. Thông thường, mọi người sẽ tự tay chuẩn bị những chiếc thiệp Nengajo xinh đẹp, độc đáo từ tháng 12 để dành tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Bên cạnh những hoạt động ý nghĩa chào đón năm mới, người Nhật còn chuẩn bị những món ăn truyền thống không thể thiếu vào những ngày tết như Osechi Ryori, Mì trường thọ, Bánh Mochi,...

Để biết thêm chi tiết về tour du lịch Nhật Bản cũng như lịch trình cụ thể vào website TransViet Travel

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022