Bài viết là lời chia sẻ của ông Trần 48 tuổi, sinh sống tại Trung Quốc. Ngay sau khi đăng tải trên Toutiao, lời tâm sự của ông nhận được nhiều đồng cảm.
Đến tuổi trung niên, nhiều người mất phương hướng trước cuộc đời. Chúng ta không ai cuộc đời sẽ ra sao, ngày mai thế nào. Mọi thứ đều không thể đoán trước được. Nhiều người ngày càng giàu có, đây là điều may mắn của họ. Có người không may mất sớm, đây cũng là số phận của họ. Dù sao thì mỗi người đều có số mệnh của riêng mình, và không ai có thể thay đổi được cục diện cuộc sống hiện tại.
Điều này làm tôi nhớ đến câu nói: “Nỗi đau khổ trong cuộc đời giống như một hòn đá lăn, một khi đã bắt đầu thì không bao giờ có thể dừng lại”. Mới đây, tôi càng thấm thía điều này sau khi tham dự cuộc họp lớp đại học 25 năm từ khi ra trường.
(Ảnh minh hoạ)
Buổi họp lớp hôm ấy có 34 người tham gia, 6 người vắng mặt. Nó giống như một bài kiểm tra thời gian đối với tất cả mọi người. Có người trở nên giàu có, có người trở nên nghèo khó,... Trong 6 người vắng mặt có người đã qua đời, có người bận công việc, có người mất hoàn toàn liên lạc. Đặc biệt trong số họ có một cậu bạn tên Gia Vũ, ngày xưa làm lớp phó, khi đi làm là lãnh đạo công ty. Cậu bạn này là thần tượng của biết bao nhiêu cô gái, là hình mẫu lý tưởng khiến cánh mày râu ghen tỵ. Thế nhưng, Gia Vũ đã đột ngột qua đời vì đột quỵ vào năm ngoái.
Chính buổi họp lớp khiến tôi nhận ra, khi đến tuổi trung niên, chúng ta giống như đang đi lên một con dốc, chỉ có thể kiên trì từng bước một. Nếu thực sự không thể trụ được, bạn sẽ không còn cách nào khác ngoài việc ngã xuống. Xét cho cùng, cuộc đời là vô thường, chẳng ai biết trước được ngày mai. Hay có những người bạn mà chúng ta có mối quan hệ đặc biệt tốt đã ở bên cạnh hàng chục năm, nhưng rời xa chúng ta vì những xíc mích không thể giảng hoà.
Dần dần chúng ta sẽ nghĩ về chính mình, ngoài ra còn gia đình bên cạnh. Tôi nhớ có một người bạn nói rằng người ta không sợ chết, nhưng họ sợ con cái còn nhỏ và cha mẹ còn cần phải chu cấp khi về già. Nếu tôi ra đi sớm, gia đình này sẽ tan vỡ. Người đến tuổi trung niên rất lo lắng vấn đề này, vì thế họ không ngừng vật lộn mưu sinh với cuộc sống. Mạng sống của họ không chỉ thuộc về một mình họ mà còn thuộc về cả gia đình.
Tuổi trung niên là một thảm họa và chúng ta cần phải chuẩn bị.
(Ảnh minh hoạ)
Tại sao tuổi trung niên là thảm họa?
Trước hết, khi chúng ta bước vào tuổi trung niên, các vấn đề về thể chất dần xuất hiện, sức khoẻ không còn tốt như trước. Có quá nhiều người không dám đi khám bệnh.
Thứ hai, khi đến tuổi trung niên, tình trạng tinh thần của nhiều người khá tồi tệ, hoặc là chúng ta ở đây chịu áp lực rất lớn, hoặc là chúng ta vướng mắc trong lòng không thể buông bỏ. Cuối cùng, nếu không tìm cách khắc phục, chúng ta sẽ chết dần chế mòn trong trạng thái tiêu cực.
Cuối cùng, khi con người đến tuổi trung niên, họ có nhiều khả năng gặp tai nạn hơn. Ngày xưa khi gặp tai nạn thì ít nhất chúng ta còn trẻ khỏe nên có thể xử lý dễ dàng. Nhưng nếu ở tuổi trung niên, bạn xảy ra tai nạn, vấn đề càng trở nên lớn hơn.
Cuộc sống giống như một chiếc hộp, không ai biết mình sẽ mở ra thứ gì. Có lẽ khoảnh khắc tiếp theo sẽ là một điều bất ngờ hoặc cũng có thể là một thảm họa.
Vì thế, để đương đầu với nỗi bất hạnh của tuổi trung niên, chúng ta có thể chuẩn bị 3 điều.
Thứ nhất là chăm sóc sức khỏe, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi; Thứ hai là tiết kiệm cho mình một khoản tiền để không phải lo lắng; Thứ ba là điều chỉnh tâm lý.
Nếu bạn có sức khỏe tốt, tâm lý tốt và có tiền trong tay thì đó không phải là vấn đề lớn. Và nếu sức khỏe không tốt, tinh thần không tốt thì tôi tin rằng quãng đời còn lại sẽ vô cùng tăm tối.
Theo Toutiao