Vai trò của muối trong cơ thể

Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là 2 nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả tế bào, hoạt động chức năng của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. 

Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Điều này còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây ra rối loạn khác cho sức khỏe. Tại Việt Nam, theo điều tra của Bộ Y tế, dù hầu hết người Việt ăn nhiều muối nhưng chỉ 16% số người được hỏi thừa nhận rằng bản thân ăn mặn.

Ăn nhạt tuyệt đối có thể khiến sức khỏe suy kiệt

Hiện nay, đa số người dân đã nhận thức được việc ăn mặn có thể dẫn tới nhiều bệnh. Tuy nhiên, đối với người bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận... việc kiêng khem quá mức, ăn nhạt hoàn toàn lại có thể dẫn tới những hậu quả nguy hại cho sức khỏe.

Nếu người bệnh tăng huyết áp kiêng quá mức, chuyển sang ăn nhạt tuyệt đối khiến lượng natri máu giảm. Cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng khi natri máu hạ quá mức bình thường đó là não bộ. Lượng natri thấp làm cho nhu mô não bị phù (phù não) gây các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, nôn mửa, rối loạn ý thức và nặng hơn là co giật, hôn mê. Các triệu chứng xuất hiện nặng nề nếu hạ natri nhanh và đột ngột.

muoi-1.pngNếu người bệnh tăng huyết áp kiêng quá mức, chuyển sang ăn nhạt tuyệt đối khiến lượng natri máu giảm. Ảnh: Healthline

Khi natri máu giảm, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch máu bị giảm, dẫn đến huyết áp thấp hoặc tụt. Tình trạng huyết áp tụt sẽ làm các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não, thận, gan, hệ cơ... bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng từ đó làm cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt.

Natri máu giảm cũng làm cho nước tự do thoát ra ngoài khoảng kẽ dẫn đến hiện tượng phù tay, chân hoặc nặng hơn là phù toàn thân. Hạ natri máu khiến hệ cơ bị suy giảm chức năng. Các biểu hiện bao gồm mỏi cơ, liệt cơ, kiến bò, chuột rút...

Cách kiểm soát lượng muối ăn vào cơ thể

Bác sĩ khuyên người bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận ăn nhạt. Tuy nhiên, nếu ăn nhạt quá mức trong thời gian dài có thể làm lượng muối của cơ thể bị giảm sút và dẫn tới những hậu quả khôn lường. Lượng muối cần ăn là không quá 5gram muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê nhỏ). Hàm lượng được đánh giá là không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể là dưới 2gram muối/ngày.

Nếu gia đình có 4 người, tổng lượng muối cần dùng là 8gram/ngày x 30 ngày/tháng = 320 gram. Một gói muối sẽ có trong lượng 200 gram. Như vậy, các gia đình chỉ nên sử dụng không quá 2,5 gói trong một tháng.  

Tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, chế độ ăn dành cho người bệnh tăng huyết áp đều được khống chế lượng muối, nước mắm, bột ngọt, mì chính theo các cách sau:

- Lượng muối, bột canh, mì chính, nước mắm được cân đo từng bữa đảm bảo lượng muối cả ngày dưới 6gram.

- Sử dụng nước mắm pha loãng cho các chế độ ăn giảm muối.

- Không ướp thực phẩm trước khi chế biến.

- Không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, pate…              

- Không thêm muối, mì chính vào nước luộc rau.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngân, Phó trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh).

thit-lon3.jpg?width=150Ăn chơi
4 sai lầm khi tích trữ thịt trong tủ lạnh cực hại sức khỏe

Theo Vietnamnet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022