Nhà triết học người Đức - Arthur Schopenhauer từng nói: “Sai lầm lớn nhất mà con người phạm phải là dùng sức khỏe để đổi lấy những vật ngoài thân”.
Giữ gìn sức khỏe không chỉ là một trách nhiệm, mà còn là tiền đề của cuộc sống hạnh phúc.
Ăn ngủ đúng nghĩa
Tại sao ở đây 2 hoạt động bình thường trong cuộc sống của con người là ăn và ngủ mà lại cần phải thực hiện đúng nghĩa?
Bởi lẽ ngoài kia có không ít người vì để giữ dáng mà không ăn uống đàng hoàng, vì công việc bận rộn mà bỏ qua những bữa ăn trong ngày, giải quyết qua loa và nhanh chóng, cuối cùng làm tổn hại để cơ thể.
Lại có rất nhiều người đi đầu khẩu hiệu "thức khuya là nhiệt huyết tuổi trẻ và tự do chân chính", ngủ nghỉ bất thường, đêm thức ngày ngủ bù hoặc lê tấm thân mệt mỏi đi học hoặc đi làm, cuối cùng chức năng cơ thể rối loạn, đổ công sức, tiền bạc và thời gian để chữa bệnh.
Ăn và ngủ dường như chỉ là những chuyện nhỏ nhặt không đáng nhắc đến, nhưng chiếm hơn một nửa thời gian của cuộc sống. Người có câu: muốn biết một người có yêu bản thân hay không, chỉ cần xem các họ chấp hành hai việc đơn giản là: ăn và ngủ.
Ăn uống đàng hoàng, cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, có sức khỏe sẽ có hy vọng. Ngủ ngon, cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, có tinh thần sẽ không sợ bất kỳ thách thức nào. Ăn ngủ đúng nghĩa là sự tôn trọng cơ bản nhất của cuộc sống, cũng là sự bảo vệ lớn nhất cho chính mình.
Không ôm giận trong lòng
Người có 4 thói quen này trên bàn ăn thường không biết cách ứng xử chuẩn mực
Không tức không giận, không phải bắt người ta kìm nén “hỉ nộ ái ố”, cũng không phải bắt ai đó dồn nén hậm hực trong lòng, chỉ đến tươi cười với người khác, mà chính là để cải thiện bản tính của chính mình, không dễ dàng bị khiêu khích bởi mọi thứ phát sinh.
Tu một trái tim bình thường, không dễ dàng tức giận. Người xưa thường nói: “giận hại gan, vui hại tim, buồn hại phổi, suy tư hại tì, sợ hãi hại thận”.
Con người đến một độ tuổi nhất định, không hoảng sợ là một loại sức mạnh, không vội vàng là một loại tự tin.
Nên thoải mái, nên buông bỏ. Người sống thấu đáo sớm học được cách không tranh đấu với đời, không kì kèo, không làm khó người khác, cũng không tự làm thiệt thòi chính mình.
Sẵn sàng đón nhận cái mới
Cuộc sống và thời đại thay đổi từng phút từng giây, học tập không thể bị trì trệ. Bạn có thể thận trọng với cái mới, nhưng không thể từ chối một cách mù quáng.
Ngừng học tập, chỉ dựa vào một kỹ năng để sống thì chỉ có thể trụ vững trong một thời gian, không thể đảm bảo sự ổn định cả đời.
Hãy để bản thân luôn ở trong trạng thái tiếp thu học tập, có lẽ một ngày không thể nhìn thấy hiệu quả, một năm không thay đổi nhiều, nhưng tác động xuất hiện trong vô thức, lợi ích mang đến khiến bạn bất ngờ.
Mỗi người như một đầm nước, là dòng nước tươi mới hay nước tù đọng không có chút sinh, chỉ quan sát cửa đầm có thể lưu thông hay không khi nước sông chảy vào thì biết ngay. Nước tù thì đứng yên, nước không ngừng chảy trôi nên mới tươi mới. Đây chính là quy luật!
Một người luôn ở trong trạng thái cởi mở, tâm tình của họ chắc chắn sung sướng, đầu óc hoạt bát, thân thể cũng khỏe mạnh.
Giữ nguyên tắc chừng mực
Thế giới rộng lớn phức tạp, có quá nhiều cám dỗ và chuyện được mất, đối xử với mọi thứ quá độ sẽ rước về hậu họa. Nắm vững giới hạn chính là hành sự và làm người một cách vừa đủ và vừa vặn.
Làm việc chăm chỉ, nhưng không cần thiết phải “bán mạng cầu tài”. Trân trọng và chăm sóc cơ thể của chính mình, không phải chúng ta phải từ bỏ sự tiến bộ tích cực, mà là mọi thứ đều có giới hạn riêng. Thành công đòi hỏi chúng ta sở hữu cơ thể khỏe mạnh mới có thể trụ vững.
Duy trì sức khỏe không phải là một nhiệm vụ khó khăn và tốn thời gian, chỉ là thay đổi một lối sống; không cần bạn vật vã trong phòng tập thể dục vài giờ mỗi ngày, chỉ cần bạn đứng nhiều hơn, đi bộ nhiều hơn.
Không cần mỗi ngày chỉ uống nước ăn rau, chỉ cần không ăn quá ngọt hay quá mặn; không cần bạn 10 giờ mỗi tối lên giường ngủ sớm, chỉ cần bạn đừng thao thức đến rạng sáng.